Biểu hiện tăng đường huyết thường gắn liền với bệnh tiểu đường. Theo các chuyên gia, không cần đợi đến khi đi khám chỉ số đường máu, bạn vẫn có thể nhận biết các biểu hiện tăng đường huyết từ rất sớm. Tìm hiểu ngay nhé!

Nhận biết sớm các biểu hiện tăng đường huyết không hề khó

Nhận biết sớm các biểu hiện tăng đường huyết không hề khó

Khi nào thì triệu chứng tăng đường huyết bắt đầu xuất hiện?

Tăng đường huyết thường không gây triệu chứng đặc hiệu cho đến khi lượng đường (glucose) trong máu cao - trên 180 đến 200 mg/dL (tương đương 10 - 11,1 mmol/L).

Trong giai đoạn đầu, biểu hiện tăng đường huyết sẽ phát triển chậm trong vài ngày hoặc vài tuần. Lượng đường trong máu ở mức cao càng lâu thì triệu chứng sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn. 

Thống kê cho thấy, ở người bệnh tiểu đường tuýp 2, tăng đường huyết xảy ra 5 - 7 năm trước khi bệnh được chẩn đoán.

Biểu hiện tăng đường huyết giai đoạn đầu

Nhận biết sớm các triệu chứng của tăng đường huyết chớm giúp bạn phát hiện và điều trị bệnh ngay từ khi mới, nhờ đó làm chậm tiến triển của bệnh. 

Những dấu hiệu sớm cho thấy bạn bị tăng đường huyết bao gồm:

  • Đi tiểu nhiều và thường xuyên cảm thấy khát nước: Người bình thường khỏe mạnh chỉ đi tiểu khoảng 4 – 7 lần trong vòng 24 giờ. Người bị tăng đường huyết sẽ đi tiểu nhiều hơn. Lý do là bởi tình trạng tăng đường huyết cản trở việc tái hấp thu glucose ở thận, kết quả là thận tạo ra nhiều nước tiểu hơn. Khi tiểu nhiều, bạn sẽ cảm thấy khát nước, phải uống nước thường xuyên hơn và ngược lại.
  • Khô miệng và ngứa da: Vì cơ thể sử dụng chất lỏng để đào thải bớt đường thừa qua nước tiểu nên người bệnh có thể bị mất nước, khô miệng, khô da và ngứa da.
  • Nhìn mờ: Lượng đường trong máu cao ảnh hưởng tới các mạch máu trong mắt, khiến bạn bị nhìn mờ và khó tập trung.
  • Đói nhiều và mệt mỏi vô cớ: Đường huyết tăng cao là kết quả của quá trình rối loạn chuyển hóa đường, khi đó đường glucose không vào được trong tế bào để làm năng lượng mà ở lại trong máu. Tế bào không có đường để sử dụng nên khiến bạn thường xuyên mệt mỏi và đói ngay cả khi mới ăn xong.
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân: Rối loạn chuyển hóa đường khiến cơ thể sử dụng năng lượng từ thức ăn, mà buộc phải lấy năng lượng từ mỡ và các cơ, cuối cùng dẫn đến sụt cân nhanh.

Đường huyết cao gây mệt mỏi vô cớ

Đường huyết cao gây mệt mỏi vô cớ

Một số trường hợp mắc bệnh tiểu đường type 2 có thể không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào mặc dù lượng đường trong máu đã tăng cao trong một thời gian dài.

Biểu hiện tăng đường huyết sau ăn

Sau bữa ăn, lượng đường trong máu sẽ tăng lên trong khoảng 1 - 2 giờ và sau đó lại giảm về mức bình thường. Khi bị rối loạn chuyển hóa glucose, lượng đường trong máu không giảm sau khi ăn và duy trì ở trạng thái cao hơn 140 mg/dL.

Tình trạng tăng đường huyết sau khi ăn không có biểu hiện rõ rệt mà chỉ có thể chẩn đoán chính xác thông qua xét nghiệm máu.

Biểu hiện tăng đường huyết nhiễm toan ceton

Ở những người bị bệnh tiểu đường loại 1, nếu không điều trị kiểm soát tốt đường huyết có thể dẫn đến tình trạng nhiễm toan ceton cực kỳ nguy hiểm. Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ, nhiễm toan ceton hiếm khi xảy ra ở người bệnh tiểu đường type 2.

Nhiễm toan ceton xảy ra khi ceton bị tích tụ trong máu do tế bào không thể tiêu thụ được đường glucose mà phải sử dụng ceton (một loại axit độc hại) để làm năng lượng. Tình trạng này có thể dẫn đến hôn mê hoặc thậm chí là gây tử vong.

Triệu chứng của nhiễm toan ceton tương tự như tăng đường huyết bao gồm:

  • Khó thở
  • Hơi thở thơm mùi trái cây
  • Khô miệng
  • Nồng độ ceton cao trong nước tiểu (có thể tự kiểm tra tại nhà bằng que test ceton đặc hiệu)

Ngoài ra, người bệnh có thể gặp các triệu chứng nghiêm trọng hơn như đau bụng, đau dạ dày, buồn nôn, nôn, khó thở, hoang mang và lú lẫn. 

Nhiễm toan ceton thường gặp ở người bệnh tiểu đường tuýp 1 

Nhiễm toan ceton thường gặp ở người bệnh tiểu đường tuýp 1 

Biểu hiện tăng đường huyết tăng áp lực thẩm thấu

Nếu như người tiểu đường type 1 dễ bị nhiễm toan ceton thì người tiểu đường type 2 lại có nguy cơ bị tăng áp lực thẩm thấu do tăng đường huyết (HHNS, Hyperglycemic Hyperosmolar Nonketotic Syndrome). Nguy cơ bị HHNS cao hơn khi người bệnh tiểu đường bị ốm, hoặc người bệnh cao tuổi.

Tăng áp lực thẩm thấu xảy ra khi mức đường huyết quá cao (trên 600 mg/dL). Bạn có thể nhanh chóng nhận ra các dấu hiệu và triệu chứng của HHNS, bao gồm:

  • Khô miệng
  • Sốt cao (trên 101ºF)
  • Buồn ngủ
  • Mất thị lực

Để tránh hội chứng tăng áp lực thẩm thấu, bạn nên theo dõi chặt chẽ mức đường huyết khi bị ốm bệnh và cố gắng tuân thủ chế độ ăn, dùng thuốc và uống đủ nước trong những ngày ốm.

Phải làm gì khi có dấu hiệu đường huyết tăng cao?

Khi có những biểu hiện của tăng đường huyết, bạn nên đo đường huyết bằng máy cầm tay hoặc đi khám tại bệnh viện. Bên cạnh những chỉ định của bác sĩ, bạn có thể áp dụng thêm những cách sau đây để đưa chỉ số đường huyết về mức bình thường:

  • Uống nhiều nước hơn: Nước giúp loại bỏ lượng đường dư thừa trong máu thông qua nước tiểu, ngoài ra còn giúp bạn tránh bị mất nước.
  • Tăng cường tập thể dục nhiều: Vận động thể thao giúp giảm lượng đường trong máu, giảm tình trạng đề kháng insulin (nguyên nhân chính gây bệnh tiểu đường type 2). Tuy nhiên, bạn chỉ nên chọn các bài tập vừa với sức mình, uống đủ nước, ăn nhẹ trước khi tập để tránh bị hạ đường huyết. Nếu bạn bị tiểu đường loại 1 và lượng đường trong máu cao, KHÔNG tập thể dục nếu kiểm tra có ceton trong nước tiểu. 
  • Thay đổi thói quen ăn uống: Tăng cường ăn rau củ quả, hạn chế tinh bột, nội tạng động vật, thực phẩm chế biến sẵn…
  • Phòng tránh nhiễm toan ceton: Nếu bạn bị tiểu đường loại 1 và lượng đường trong máu cao hơn 250 mg/dL, nên định kỳ kiểm tra ceton.
  • Tái khám định kỳ để được bác sĩ hướng dẫn điều chỉnh thuốc, chế độ ăn uống phù hợp.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, ngay từ khi có biểu hiện tăng đường huyết, bạn có thể sử dụng các thảo dược thiên nhiên để ổn định đường và ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Lá Xoài, Mướp đắng, Hoàng bá, Quế chi, lá Neem là 5 loại thảo dược đã được chứng minh qua nghiên cứu khoa học về khả năng giảm đường huyết và ngăn ngừa biến chứng tiểu đường. Sự kết hợp 5 thảo dược này giúp giảm, ổn định đường máu thông qua cơ chế làm giảm kháng insulin và tác động toàn diện lên chu trình chuyển hóa đường của cơ thể.

Sử dụng thảo dược điều trị tiểu đường đang là xu hướng mới

Sử dụng thảo dược điều trị tiểu đường đang là xu hướng mới

Hiện nay, việc sử dụng các thảo dược này càng đơn giản hơn vì đã có những chế phẩm tiện dụng được bào chế từ lá Xoài, Mướp đắng, Hoàng bá, Quế chi, lá Neem được dùng dưới dạng viên nén.

Nếu bạn có những biểu hiện tăng đường huyết kể trên, hãy nhanh chóng đi khám để biết được nguyên nhân do đâu, từ đó có biện pháp điều trị phù hợp. Bạn cũng có thể liên hệ tới tổng đài 0981.238.218 để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp.
 

Tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hyperglycemia/symptoms-causes/syc-20373631 

https://www.endocrineweb.com/conditions/hyperglycemia 

https://www.onetouch.ca/diabetes-resources/diabetes-basics/hyperglycemia-symptoms-telltale-signs-and-what-do 

https://www.webmd.com/diabetes/guide/understanding-diabetes-symptoms