Sự thiếu hiểu biết về các triệu chứng tiểu đường giai đoạn đầu có thể khiến bạn bỏ qua chúng và chỉ phát hiện mình mắc bệnh khi đi thăm khám tại bệnh viện. Điều này vô tình ảnh hưởng đến cơ hội đẩy lùi tiểu đường của bạn.

Vậy phải làm cách nào để nhanh chóng xác định bạn có đang bị tiểu đường hoặc có nguy cơ cao hay không? Rất đơn giản, bằng cách đọc kỹ bài viết sau đây, bạn sẽ có câu trả lời cho mình.

Nghi ngờ có biểu hiện của bệnh tiểu đường, hãy đến bệnh viện để kiểm tra đường huyết

Nghi ngờ có biểu hiện của bệnh tiểu đường, hãy đến bệnh viện để kiểm tra đường huyết

Tiểu đường giai đoạn đầu là gì?

Tiểu đường giai đoạn đầu còn được gọi là tiền tiểu đường hay rối loạn dung nạp glucose. Nguyên nhân chính là do cơ thể xuất hiện sự đề kháng lnsulin. Bình thường, khi lượng đường trong máu tăng lên, tuyến tụy sẽ tăng sản xuất hormon giảm đường huyết là lnsulin. lnsulin đóng vai trò trung gian, hướng dẫn các phân tử đường đến đúng nơi chúng được chuyển hóa thành năng lượng là tế bào. Nếu có sự đề kháng lnsulin, một lượng phân tử đường sẽ không được tế bào sử dụng, ở lại trong máu gây tăng đường huyết nhưng mức độ gia tăng chưa đạt ngưỡng để chẩn đoán tiểu đường.

Giai đoạn tiền tiểu đường thường kéo dài âm thầm trong 2 - 10 năm. Nếu được phát hiện sớm, bạn có cơ hội rất cao để thoát khỏi tiểu đường 

Nhận biết sớm triệu chứng tiểu đường giai đoạn đầu ra sao?

Nhìn chung các triệu chứng tiểu đường giai đoạn đầu rất dễ bị bỏ qua. Một số người có thể gặp nhiều triệu chứng cùng lúc, một số chỉ gặp 1 triệu chứng, một số lại không. Tuy nhiên, nếu bạn có 5 triệu chứng hoặc thuộc 6 nhóm nguy cơ sau, bạn nên thực hiện xét nghiệm đường huyết sớm.

5 triệu chứng bệnh tiểu đường giai đoạn đầu

  • Xuất hiện các vùng da sẫm màu tại các vị trí nếp gấp (cổ, nách, khuỷu tay, đầu gối).
  • Mệt mỏi thường xuyên.
  • Tiểu nhiều, khát nhiều.
  • Da đầu ngón tay, ngón chân xơ cứng.
  • Rụng tóc.

Mệt mỏi thường xuyên là một dấu hiệu tiền tiểu đường dễ bị bỏ qua.

Mệt mỏi thường xuyên là một dấu hiệu tiền tiểu đường dễ bị bỏ qua.

6 nhóm đối tượng có nguy cơ mắc tiểu đường cao

  • Tuổi trên 45.
  • Thừa cân, béo phì.
  • Hoạt động thể lực ít hơn 3 lần/tuần.
  • Gia đình có người mắc tiểu đường.
  • Người Mỹ gốc Phi, gốc Á, người Mỹ La Tinh, người Thái Bình Dương.
  • Có tiền sử tiểu đường thai kỳ, sinh con nặng hơn 4 kg.
  • Phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang.

Chẩn đoán chính xác tiểu đường giai đoạn đầu như thế nào?

Để biết chính xác bản thân có đang bị tiểu đường giai đoạn đầu hay không, bạn cần tiến hành kiểm tra đường huyết. Nếu có 1 trong 3 chỉ số sau, bạn sẽ bị chẩn đoán tiền tiểu đường:

- HbA1c: 5,7 – 6,4 %

- Đường huyết lúc đói (FGT): 5,6 – 6,9 mmol/l

- Đường huyết 2h sau nghiệm pháp dung nạp glucose (OGTT): 7,8 – 11,0 mmol/l

Các phương pháp điều trị tiểu đường giai đoạn đầu

Mục tiêu chính của các phương pháp điều trị tiểu đường giai đoạn đầu là đưa đường huyết về giới hạn bình thường và ổn định đường huyết trong khoảng giới hạn đó. Để có được điều này, bạn nên áp dụng các biện pháp sau:

- Thay đổi chế độ ăn: Bạn nên lựa chọn các thực phẩm lành mạnh như thịt nạc, các loại đậu, rau xanh, thực phẩm nhiều chất xơ và chứa chất béo tốt. Ngoài ra, ăn đa dạng với lượng nhỏ và ăn nhiều bữa trong ngày cũng giúp bạn có đủ dinh dưỡng đồng thời giảm nguy cơ tăng cao đường huyết sau ăn.

Chế độ ăn lành mạnh sẽ giúp bạn giảm cân và hạn chế tăng đường huyết

Chế độ ăn lành mạnh sẽ giúp bạn giảm cân và hạn chế tăng đường huyết

- Kiểm soát căng thẳng: Các nghiên cứu đã chỉ ra, căng thẳng có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường thông qua ảnh hưởng đến mức đề kháng insulin của cơ thể. Ở một số người, căng thẳng còn kích thích cảm giác thèm ăn, gián tiếp tăng nguy cơ béo phì và tiểu đường. Cách đơn giản giúp bạn kiểm soát căng thẳng là yoga, thiền và tập thể dục.

- Vận động nhiều hơn: Tập thể dục thường xuyên có thể giúp bạn kiểm soát cân nặng, giảm huyết áp, mỡ máu, tăng cường giấc ngủ, cải thiện tâm trạng và sử dụng năng lượng nhiều hơn. Tất cả các ảnh hưởng này đều giúp đường huyết trở về mức bình thường. Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến cáo: một người trưởng thành nên có 30 phút tập luyện (đi bộ nhanh, chạy bộ…) mỗi ngày trong ít nhất 5 ngày và tối thiểu 2 buổi tập sức mạnh (nâng tạ, gym) một tuần.

- Sử dụng các sản phẩm thảo được: Một số thảo dược như lá Xoài, lá Neem, Quế chi, Hoàng bá, Mướp đắng… đã được chứng minh có tác dụng giảm và ổn định đường huyết tốt. Do đó, bạn có thể sử dụng thêm sản phẩm từ các thảo dược này để tăng hiệu quả điều trị.

- Dùng thuốc hạ đường huyết: Trong hầu hết các trường hợp, thay đổi lối sống có thể giúp bạn ngăn tiền tiểu đường tiến triển thành tiểu đường tuýp 2. Tuy nhiên, nếu bạn bị béo phì, dưới 60 tuổi hoặc có tiền sử mắc tiểu đường thai kỳ, bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc, ví dụ như metformin, để kiểm soát đường huyết.

Phát hiện sớm các triệu chứng tiểu đường giai đoạn đầu sẽ giúp bạn tăng cơ hội bảo vệ bản thân khỏi tiểu đường tuýp 2. Trong đó, thay đổi lối sống và sử dụng các sản phẩm thảo dược là những biện pháp an toàn giúp giảm nhanh và ổn định đường huyết của bạn trong giới hạn bình thường.

 

Nguồn:

http://www.diabetes.org/are-you-at-risk/prediabetes/
https://www.ontrackdiabetes.com/pre-diabetes/5-ways-prevent-prediabetes-becoming-diabetes?page=3
https://diatribe.org/what-everyone-needs-know-about-prediabetes
https://www.prevention.com/health/6-signs-of-prediabetes-every-woman-should-kno