Bánh mì kẹp thịt, bún, miến, phở, hũ tiêu… là những món ăn sáng rất được ưa chuộng tại Việt Nam. Tuy nhiên, tất các các món ăn sáng này cẩn thận trọng cho người bệnh tiểu đường, bởi đó có thể là lựa chọn chưa thực sự tốt cho người bệnh.

Lời khuyên giúp người tiểu đường chọn được bữa sáng lành mạnh

Lời khuyên giúp người tiểu đường chọn được bữa sáng lành mạnh

Người tiểu đường, tại sao cần phải ăn sáng?

Để chuẩn bị cho một ngày mới đầy năng lượng, một bữa sáng lành mạnh là không thể thiếu. Thói quen này càng đặc biệt quan trọng hơn với người tiểu đường. Bởi nhiều bằng chứng cho thấy, một bữa sáng phù hợp có thể hỗ trợ giúp bạn giảm cân – điều mà những người thừa cân luôn nghĩ rằng ăn sáng là không tốt, bên cạnh đó, bữa sàng còn giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả và làm tăng hoạt động của hormon insulin.

Các nghiên cứu tại Anh trước đây đã chỉ ra rằng, bỏ bữa sáng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 – được đăng tải trên Tạp chí Dinh dưỡng năm, 2015. Vì vậy, dùng bữa sáng đều đặn còn được xem là bước phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

5 gợi ý thực phẩm vào buổi sáng người tiểu đường nên ăn

1. Trứng

Người tiểu đường nên chọn ăn trứng gà vì có hàm lượng Omega 3 nhiều hơn, tốt cho tim mạch

Người tiểu đường nên chọn ăn trứng gà vì có hàm lượng Omega 3 nhiều hơn, tốt cho tim mạch

Tại sao trứng lại được chọn đầu tiên để ăn sáng? Nước ta, việc mua trứng rất dễ dàng nhưng nhiều người lo sợ trứng có nhiều cholesterol, tăng nguy cơ mắc bệnh tim nên ít khi được lựa chọn để ăn sáng. Nhưng thực ra, các nghiên cứu cho biết, ăn trứng có thể làm giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, giảm lượng mỡ thừa.

Mỗi bữa sáng bạn có thể ăn 1 - 2 quả trứng luộc, nhưng một tuần không nên ăn quá 7 quả.

2. Bột yến mạch

Bột yến mạch rất giàu chất xơ, có khả năng làm chậm đường huyết, làm chậm quá trình hấp thu thức ăn. Một bữa sáng bằng một cốc yến mạch hoặc dùng yến mạch nấu cháo cũng giúp cung cấp chất dinh dưỡng lành mạnh. Bạn có thể rắc thêm một chút bột quế để vừa tăng hương vị, vừa giúp hỗ trợ hạ đường huyết.

Tuy nhiên, cần tránh ăn yến mạch cùng đường hoặc mật ong vì sẽ khiến đường huyết tăng nhanh hơn.

3. Sữa chua không đường

Sữa chua không đường là bữa sáng lành mạnh mà nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích người tiểu đường nên dùng thường xuyên. Bạn có thể trộn sữa chua không đường với các loại hoa quả như mâm xôi hoặc quả việt quất và một ít hạt bí ngô. Đây là một bữa sáng giàu protein và cũng cung cấp một số chất xơ và chất béo tốt.

Sữa chua không đường

4. Hạt chia

Hạt chia giúp cung cấp một hàm lượng chất xơ hòa tan lớn, có khả năng giúp làm chậm hấp thu đường sau khi ăn. Ngoài ra, hạt chia ở lâu hơn trong dạ dày, do đó tạo cảm giác no lâu hơn, giúp người bệnh tiểu đường giảm sự thèm ăn.

5. Sữa cho người tiểu đường

Người tiểu đường có thể chọn loại sữa dành riêng cho họ hoặc dùng sữa tươi không đường, sữa từ các loại hạt. Trong sữa có nhiều protein, giúp làm giảm độ thèm ăn, hỗ trợ kiểm soát đường huyết trong suốt cả ngày.

Tiểu đường là một bệnh mãn tính và tiến triển nặng lên nếu người bệnh không có một chế độ ăn uống hợp lý và khoa học. Vì vậy, người mắc bệnh tiểu đường cần xây dựng kế hoạch ăn uống và lựa chọn thực phẩm cho phù hợp