Tiểu đường là bệnh mãn tính đặc trưng bởi tình trạng lượng đường trong máu tăng cao. Điều này khiến nhiều người băn khoăn “Vậy ăn nhiều đường có bị tiểu đường không?” Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này.

Tiểu đường là bệnh mãn tính đặc trưng bởi tình trạng lượng đường trong máu tăng cao. Điều này khiến nhiều người băn khoăn “Vậy ăn nhiều đường có bị tiểu đường không?” Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này.   Liệu ăn nhiều đường, nhiều đồ ngọt có gây ra bệnh tiểu đường? https://i0.wp.com/epochaplus.cz/wp-content/uploads/2018/05/cuk%C5%99%C3%ADk.jpg?fit=1594%2C1089&ssl=1 Mối liên hệ giữa đường trong thức ăn và lượng đường trong máu Phần lớn lượng đường trong máu đến từ thức ăn. Có thể dưới dạng trực tiếp như đường tinh luyện, nước ngọt, trái cây ngọt, siro… hoặc gián tiếp qua thực phẩm giàu tinh bột cơm, bún, miến, phở... Sau khi được tiêu hóa tại dạ dày, ruột non, lượng đường này sẽ hấp thu vào máu.  Trong máu, đường được gắn với insulin do tuyến tụy tiết ra và đi tới các tế bào để chuyển thành năng lượng. Chỉ một lượng đường vừa phải được giữ lại trong máu để sẵn sàng chuyển hóa khi cơ thể cần thêm năng lượng. Ăn nhiều đường có bị tiểu đường không? Một số nghiên cứu cho thấy, những người ăn nhiều đồ ngọt sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn 25% so với những người không có thói quen này. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc cứ ăn đường hay thích đồ ngọt sẽ bị tiểu đường. Bởi việc tăng đường huyết còn liên quan đến khả năng tiết insulin của tuyến tụy cũng như hiệu quả làm việc của các hormone này.  Cụ thể hơn, với tiểu đường type 1, nguyên nhân gây bệnh là do tuyến tụy mất khả năng tiết insulin. Trong khi tiểu đường type 2 bắt đầu bằng tình trạng insulin làm việc không hiệu quả (kháng insulin) và tuyến tụy giảm tiết insulin. Việc ăn nhiều đường chỉ là một yếu tố gián tiếp khiến quá trình này bị đẩy nhanh hơn.   Người ăn nhiều đường có nguy cơ nhưng không chắc chắn 100% bị bệnh tiểu đường. https://baptisthealth.net/baptist-health-news/wp-content/uploads/2015/11/woman-holding-spoon-full-of-sugar.jpg Nên ăn bao nhiêu đường để hạn chế tối đa nguy cơ bị tiểu đường? Để giảm nguy cơ mắc tiểu đường, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyến cáo nam giới không nên ăn quá 9 thìa cà phê đường (khoảng 36g) mỗi ngày. Con số này ở nữ giới là 6 thìa cà phê đường (khoảng 25g). Tuy nhiên, bạn có thể đơn giản hóa việc tính toán bằng cách áp dụng các mẹo sau: -	Ưu tiên nấu ăn tại nhà thay vì mua đồ chế biến sẵn ở ngoài. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng biết được món ăn của bạn có đang chứa nhiều đường hay không. -	Dùng các thảo mộc như đại hồi, tiểu hồi, thảo quả để tạo vị ngọt cho món ăn thay vì đường tinh luyện. -	Hạn chế uống nước ngọt kể cả nước ngọt dành cho người ăn kiêng. Dù loại nước này chứa chất tạo ngọt nhân tạo không trực tiếp gây tăng đường máu nhưng sẽ gây tăng kháng insulin. -	Ưu tiên các thực phẩm ít đường như sữa chua không đường, các loại hạt, rau xanh, trái cây tươi. Mặc dù trái cây vẫn có vị ngọt, nhưng so với socola, kẹo, bánh ngọt, siro, lượng đường trong trái cây sẽ thấp hơn. Chưa kể đến trái cây chứa nhiều chất xơ giúp làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu. Ngoài ra, bạn cũng không nên ăn quá nhiều các thực phẩm giàu tinh bột như cơm, bún, miến, phở, bánh… trong bữa ăn. Bởi những thực phẩm này khi được tiêu hóa cũng sẽ chuyển thành đường.    Cùng với kiểm soát lượng đường, bạn cần có lối sống lành mạnh để phòng bệnh tiểu đường. https://miro.medium.com/max/11520/1*uiqUmrFMYT_lILHYpfArQw.jpeg Một số cách giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường khác Có rất nhiều yếu tố khác như thừa cân béo phì, lối sống ít vận động, tiểu đường thai kỳ, mỡ máu, huyết áp cao, tiền tiểu đường… đã được chứng minh làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường. Vì vậy, bên cạnh việc kiểm soát lượng đường trong bữa ăn, bạn áp dụng thêm các biện pháp khác như: ●	Quản lý cân nặng: Giảm 5 - 7% cân nặng có thể giúp giảm 50% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở người béo bì. Do đó, hãy bắt đầu kế hoạch giảm cân ngay nếu cân nặng của bạn đang cao hơn mức cho phép. ●	Vận động thường xuyên: 150 phút vận động mỗi tuần sẽ giúp ổn định lượng đường trong máu. Tuy nhiên, thay vì tập luyện quá sức vào 1 vài buổi trong tuần, bạn nên chia thành 5 ngày tập/tuần hoặc tốt hơn hết là tập hàng ngày. ●	Tăng lượng rau xanh trong bữa ăn. Chất xơ trong rau xanh sẽ giúp làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu. Tốt nhất nên ưu tiên chọn các rau ăn lá (súp lơ, bắp cải, mồng tơi, rau đay…) và chế biến dưới dạng luộc thay vì chiên rán. ●	Ăn đúng giờ, không ăn quá no nhưng không nhịn đói. Điều này sẽ giúp tuyến tụy tiết đủ lượng insulin vào đúng các thời điểm sau ăn, khi đường huyết lên cao nhất. Riêng với những người bị tiền tiểu đường, sử dụng thêm các thảo dược như Lá xoài, Quế chi, Mướp đắng, Lá neem, Hoàng bá cũng là một giải pháp nên áp dụng để tránh nguy cơ bệnh tiến triển thành tiểu đường type 2. Nghiên cứu chứng minh, sự kết hợp giữa các thảo dược này có thể giúp giảm kháng insulin, từ đó giúp đưa đường huyết về mức bình thường. Tóm lại, ăn quá nhiều đường không trực tiếp gây ra bệnh tiểu đường. Nhưng một chế độ ăn cân đối với lượng đường vừa phải cùng lối sống lành mạnh và sử dụng thảo dược sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc tiểu đường một cách tối ưu. Đặc biệt, nếu bạn đang là tín đồ hảo ngọt hay tiền tiểu đường. Bích Ngọc Nguồn tham khảo: 1.	https://www.medicalnewstoday.com/articles/317246 2.	https://www.diabetes.org.uk/guide-to-diabetes/enjoy-food/eating-with-diabetes/diabetes-food-myths/myth-sugar-causes-diabetes

Liệu ăn nhiều đường, nhiều đồ ngọt có gây ra bệnh tiểu đường?

Mối liên hệ giữa đường trong thức ăn và lượng đường trong máu

Phần lớn lượng đường trong máu đến từ thức ăn. Có thể dưới dạng trực tiếp như đường tinh luyện, nước ngọt, trái cây ngọt, siro… hoặc gián tiếp qua thực phẩm giàu tinh bột cơm, bún, miến, phở... Sau khi được tiêu hóa tại dạ dày, ruột non, lượng đường này sẽ hấp thu vào máu.

Trong máu, đường được gắn với insulin do tuyến tụy tiết ra và đi tới các tế bào để chuyển thành năng lượng. Chỉ một lượng đường vừa phải được giữ lại trong máu để sẵn sàng chuyển hóa khi cơ thể cần thêm năng lượng.

Ăn nhiều đường có bị tiểu đường không?

Một số nghiên cứu cho thấy, những người ăn nhiều đồ ngọt sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn 25% so với những người không có thói quen này. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc cứ ăn đường hay thích đồ ngọt sẽ bị tiểu đường. Bởi việc tăng đường huyết còn liên quan đến khả năng tiết insulin của tuyến tụy cũng như hiệu quả làm việc của các hormone này.

Cụ thể hơn, với tiểu đường type 1, nguyên nhân gây bệnh là do tuyến tụy mất khả năng tiết insulin. Trong khi tiểu đường type 2 bắt đầu bằng tình trạng insulin làm việc không hiệu quả (kháng insulin) và tuyến tụy giảm tiết insulin. Việc ăn nhiều đường chỉ là một yếu tố gián tiếp khiến quá trình này bị đẩy nhanh hơn.

Người ăn nhiều đường có nguy cơ nhưng không chắc chắn 100% bị bệnh tiểu đường.

Người ăn nhiều đường có nguy cơ nhưng không chắc chắn 100% bị bệnh tiểu đường.

Nên ăn bao nhiêu đường để hạn chế tối đa nguy cơ bị tiểu đường?

Để giảm nguy cơ mắc tiểu đường, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyến cáo nam giới không nên ăn quá 9 thìa cà phê đường (khoảng 36g) mỗi ngày. Con số này ở nữ giới là 6 thìa cà phê đường (khoảng 25g). Tuy nhiên, bạn có thể đơn giản hóa việc tính toán bằng cách áp dụng các mẹo sau:

  • Ưu tiên nấu ăn tại nhà thay vì mua đồ chế biến sẵn ở ngoài. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng biết được món ăn của bạn có đang chứa nhiều đường hay không. 
  • Dùng các thảo mộc như đại hồi, tiểu hồi, thảo quả để tạo vị ngọt cho món ăn thay vì đường tinh luyện.
  • Hạn chế uống nước ngọt kể cả nước ngọt dành cho người ăn kiêng. Dù loại nước này chứa chất tạo ngọt nhân tạo không trực tiếp gây tăng đường máu nhưng sẽ gây tăng kháng insulin.
  • Ưu tiên các thực phẩm ít đường như sữa chua không đường, các loại hạt, rau xanh, trái cây tươi. Mặc dù trái cây vẫn có vị ngọt, nhưng so với socola, kẹo, bánh ngọt, siro, lượng đường trong trái cây sẽ thấp hơn. Chưa kể đến trái cây chứa nhiều chất xơ giúp làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu.

Ngoài ra, bạn cũng không nên ăn quá nhiều các thực phẩm giàu tinh bột như cơm, bún, miến, phở, bánh… trong bữa ăn. Bởi những thực phẩm này khi được tiêu hóa cũng sẽ chuyển thành đường.

Cùng với kiểm soát lượng đường, bạn cần có lối sống lành mạnh để phòng bệnh tiểu đường.

Cùng với kiểm soát lượng đường, bạn cần có lối sống lành mạnh để phòng bệnh tiểu đường.

Một số cách giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường khác

Có rất nhiều yếu tố khác như thừa cân béo phì, lối sống ít vận động, tiểu đường thai kỳ, mỡ máu, huyết áp cao, tiền tiểu đường… đã được chứng minh làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường. Vì vậy, bên cạnh việc kiểm soát lượng đường trong bữa ăn, bạn áp dụng thêm các biện pháp khác như:

  • Quản lý cân nặng: Giảm 5 - 7% cân nặng có thể giúp giảm 50% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở người béo bì. Do đó, hãy bắt đầu kế hoạch giảm cân ngay nếu cân nặng của bạn đang cao hơn mức cho phép.
  • Vận động thường xuyên: 150 phút vận động mỗi tuần sẽ giúp ổn định lượng đường trong máu. Tuy nhiên, thay vì tập luyện quá sức vào 1 vài buổi trong tuần, bạn nên chia thành 5 ngày tập/tuần hoặc tốt hơn hết là tập hàng ngày.
  • Tăng lượng rau xanh trong bữa ăn. Chất xơ trong rau xanh sẽ giúp làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu. Tốt nhất nên ưu tiên chọn các rau ăn lá (súp lơ, bắp cải, mồng tơi, rau đay…) và chế biến dưới dạng luộc thay vì chiên rán.
  • Ăn đúng giờ, không ăn quá no nhưng không nhịn đói. Điều này sẽ giúp tuyến tụy tiết đủ lượng insulin vào đúng các thời điểm sau ăn, khi đường huyết lên cao nhất.

Riêng với những người bị tiền tiểu đường, sử dụng thêm các thảo dược như Lá xoài, Quế chi, Mướp đắng, Lá neem, Hoàng bá cũng là một giải pháp nên áp dụng để tránh nguy cơ bệnh tiến triển thành tiểu đường type 2. Nghiên cứu chứng minh, sự kết hợp giữa các thảo dược này có thể giúp giảm kháng insulin, từ đó giúp đưa đường huyết về mức bình thường.

Tóm lại, ăn quá nhiều đường không trực tiếp gây ra bệnh tiểu đường. Nhưng một chế độ ăn cân đối với lượng đường vừa phải cùng lối sống lành mạnh và sử dụng thảo dược sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc tiểu đường một cách tối ưu. Đặc biệt, nếu bạn đang là tín đồ hảo ngọt hay tiền tiểu đường.

 

Nguồn tham khảo:

https://www.medicalnewstoday.com/articles/317246

https://www.diabetes.org.uk/guide-to-diabetes/enjoy-food/eating-with-diabetes/diabetes-food-myths/myth-sugar-causes-diabetes