Dùng thuốc là cách hạ đường huyết hiệu quả. Thế nhưng đã là thuốc sẽ có tác dụng phụ. Vậy uống thuốc tiểu đường có hại gì? Tác dụng phụ của thuốc tiêm tiểu đường ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này và biết cách dùng thuốc không gặp tác dụng phụ.

Không có loại thuốc nào không có tác dụng phụ, thuốc tiểu đường cũng không ngoại lệ

Không có loại thuốc nào không có tác dụng phụ, thuốc tiểu đường cũng không ngoại lệ

Với sự phát triển của y học, đã có rất nhiều loại thuốc tiểu đường được ra đời, chia thành 2 dạng chính theo đường dùng là thuốc tiêm Insulin và thuốc tiểu đường dạng uống điển hình như Metformin (Glucophage), Glimepiride (Amaryl), Gliclazide (Diamicron), Acarbose (Glucobay), Sitagliptin (Januvia), Dapagliflozin (Forxiga), Liraglutide (Victoza)

Mặc dù tác dụng của các loại thuốc này đều là giảm đường huyết cho người bệnh tiểu đường nhưng tác dụng phụ có thể gặp ở mỗi nhóm thuốc sẽ khác nhau.

Tác dụng phụ của thuốc tiểu đường

Bất kể loại thuốc tiểu đường nào, đường uống, đường tiêm đều có thể gây tác dụng phụ đến cơ thể. Do đó, trước khi sử dụng, bạn cần hiểu rõ các tác dụng phụ này là gì để chủ động phòng ngừa.

Uống thuốc tiểu đường có hại gì?

Các thuốc tiểu đường dạng uống có thể gây tác dụng phụ trên đường tiêu hóa (buồn nôn, đau dạ dày, đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy) và hạ đường huyết. Một số ít thuốc có thể ảnh hưởng đến gan thận như gây tăng men gan, suy gan, suy thận, tăng men gan… Tuy nhiên, tùy theo nhóm thuốc, loại thuốc cụ thể, các tác dụng phụ sẽ có sự khác nhau.

  • Metformin: thuốc này thường chỉ gây tác dụng phụ là rối loạn tiêu hóa, cảm giác trong miệng có vị kim loại và giảm hấp thu vitamin B12 thay vì gây hạ đường huyết. Tuy nhiên các tác dụng phụ này thường tự mất dần theo thời gian. Do đó, Metformin vẫn được đánh giá là một trong những thuốc điều trị tiểu đường an toàn nhất hiện nay.
  • Amaryl, Diamicron (Nhóm Sulfonylureas): tác dụng phụ phổ biến nhất khi dùng Diamicron hay Amaryl là hạ đường huyết. Ngoài ra, thuốc cũng có thể gây tăng cân, nước tiểu sẫm màu, phát ban…nhưng ít gặp hơn.

Thuốc trị tiểu đường Diamicron có thể gây tác dụng phụ hạ đường huyết.

Thuốc trị tiểu đường Diamicron có thể gây tác dụng phụ hạ đường huyết.

  • Acarbose: Ngoài tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, nhóm thuốc này có thể gây hạ đường huyết khi dùng cùng các nhóm thuốc trị tiểu đường khác hoặc rối loạn chức năng gan, vàng da.  
  • Sitagliptin (thuốc ức chế DPP-4): Tác dụng phụ hay gặp ở những người bệnh tiểu đường sử dụng thuốc này là viêm đường hô hấp trên, đau khớp và ngứa. Ngoài ra, thuốc có thể gây tăng nguy cơ viêm tụy cấp, nhưng tỉ lệ gặp khá hiếm.
  • Dapagliflozin, Empagliflozin (thuốc ức chế SGLT2): khi dùng nhóm thuốc này, người bệnh thường hay đi tiểu nhiều, dễ mắc các bệnh như nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm nấm âm đạo và viêm hầu họng.
  • Liraglutide (thuốc đồng vận chủ thể GLP-1): chủ yếu tác dụng phụ của nhóm thuốc này là gây rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, nôn, chán ăn. Ngoài ra, nếu dùng cùng với Insulin, người bệnh cũng dễ bị hạ đường huyết.
  • Pioglitazone (Thiazolidinediones): Phù và dễ gãy xương là các tác dụng phụ hay gặp khi dùng nhóm thuốc này. Ngoài ra, thuốc cũng có thể làm tăng nguy cơ suy tim và ung thư bàng quang.

Tác dụng phụ của thuốc tiêm tiểu đường insulin

Tác dụng phụ phổ biến nhất của Insulin là gây hạ đường huyết và tăng đường huyết phản ứng (somogyi). Tác dụng phụ này thường gặp ở những người tiêm quá liều insulin, bỏ bữa ăn hoặc ăn muộn sau khi tiêm insulin, vận động quá sức...

Ngoài ra, insulin còn có thể gây ra một số tác dụng phụ khác như tăng cân, loạn dưỡng mô mỡ (teo hoặc phì đại mô mỡ ở vị trí tiêm), dị ứng…. Tuy nhiên những tác dụng phụ này ít gặp hơn.

Hạ đường huyết là tác dụng phụ thường gặp khi dùng Insulin

Hạ đường huyết là tác dụng phụ thường gặp khi dùng Insulin

Cách dùng thuốc tiểu đường tránh tác dụng phụ

Việc dùng thuốc tiểu đường gặp tác dụng phụ là một trong những nguyên nhân khiến người bệnh khó kiên trì trong việc tuân thủ điều trị. Các biện pháp dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng tránh được các tác dụng phụ này, từ đó ổn định đường huyết tốt hơn.

Uống thuốc tiểu đường đúng liều và đúng thời gian quy định

Bạn không nên tự tăng hay giảm liều, bỏ thuốc hoặc tự kết hợp các thuốc điều trị tiểu đường với nhau khi chưa nhận được tư vấn của bác sĩ. Vì tất cả những điều này đều làm đường huyết của bạn trở nên không ổn định. Khi đường huyết không ổn định, các biến chứng sẽ xuất hiện sớm hơn khiến việc điều trị càng trở nên khó khăn.

Để uống thuốc đúng giờ, bạn có thể tham khảo thời gian uống của một số thuốc dưới đây:

  • Metformin: nên uống trong bữa ăn.
  • Acarbose: nên uống cùng với miếng ăn đầu tiên hoặc nuốt cả viên cùng với nước ngay trước khi ăn.
  • Diamicron, Amaryl: nên uống trước ăn 30 phút hoặc trong bữa ăn nếu bị hạ đường huyết. Nếu dùng 1 lần/ngày, tốt nhất nên uống vào buổi sáng.

Nếu không may quên uống thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Trừ trường hợp, thời điểm phát hiện ra bản thân quên uống thuốc quá gần với thời gian dùng liều tiếp theo, bạn cần bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp theo đúng kế hoạch. Bạn tuyệt đối không dùng gấp đôi liều đã quy định để tránh bị hạ đường huyết đột ngột.

Riêng với các thuốc thuộc được bào chế dưới dạng giải phóng kéo dài (ký hiệu XR, MR, SR), khi uống bạn cần nuốt nguyên viên thuốc, không được nhai.

Thay đổi vị trí tiêm liên tục nếu đang dùng insulin

Với người bệnh tiểu đường cần tiêm insulin để ổn định đường huyết, phải thay đổi vị trí tiêm liên tục, tránh tiêm lại vào 1 vị trí trong vòng 15 ngày. Bởi nếu tiêm một chỗ nhiều lần có thể gây loạn dưỡng mỡ dưới da.

Các vị trí tiêm insulin để thay đổi tránh tác dụng phụ loạn dưỡng mỡ dưới da.

Các vị trí tiêm insulin để thay đổi tránh tác dụng phụ loạn dưỡng mỡ dưới da.

Sử dụng các thảo dược thiên nhiên

Từ lâu, ông cha ta đã biết tận dụng các thảo dược thiên nhiên để hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây. Trong đó chắc chắn phải kể đến những thảo dược thân thuộc như Lá xoài, Quế chi, Mướp đắng, Hoàng bá… Nghiên cứu cho thấy, những thảo dược này không chỉ giúp bảo vệ các cơ quan quan trọng trong cơ thể như tim, gan, thận…, mà còn giúp đường huyết ổn định lâu dài. Nhờ đó, người bệnh sẽ hạn chế được nguy cơ tăng liều thuốc tây, sống khỏe và tận hưởng cuộc sống trọn vẹn hơn.

Tại Việt Nam, những thảo dược này đã được bào chế thành các sản phẩm hỗ trợ dạng viên uống tiện lợi. Bạn có thể tham khảo các sản phẩm này TẠI ĐÂY.

Một số cách xử lý khi gặp tác dụng phụ của thuốc trị tiểu đường

Khi thấy có dấu hiệu hạ đường huyết, người bệnh cần ngay lập tức uống hoặc ăn một loại thực phẩm chứa khoảng 15g đường như 3 viên kẹo, 1 ly nước đường, nước trái cây, nửa cốc sữa. Những thực phẩm này sẽ giúp đưa đường huyết trở về giới hạn an toàn.

Trường hợp khi uống thuốc, bạn gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa. Bạn nên theo dõi và thử dùng thuốc trong bữa ăn thay vì tự dừng thuốc đột ngột. Nếu các triệu chứng không thuyên giảm, bạn cần báo cho bác sĩ để được điều chỉnh liều, chuyển sang dạng giải phóng kéo dài hoặc thay loại thuốc khác.

Nhìn chung, hầu hết các thuốc trị tiểu đường đều có tác dụng phụ khi uống hoặc tiêm. Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường không nên quá lo lắng mà nên tin tưởng và tuân thủ đúng hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất. 

 

Nguồn tham khảo:

https://www.diabetes.co.uk/features/diabetes-medication-side-effects.html

https://www.webmd.com/diabetes/diabetes-drugs-side-effects-interactions