Uống nước gì để hạ đường huyết và giúp cho việc điều trị bệnh tiểu đường đạt được hiệu quả tốt nhất? Những loại nước này có dễ tìm hay không? Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn 15 loại thức uống giúp giảm đường huyết tại nhà thật nhanh và tiện lợi.
15 loại thức uống giảm đường huyết cho người bệnh tiểu đường
Xung quanh chúng ta có rất nhiều vị thuốc quý. Chúng có thể “ẩn mình” trong các loại lá cây, thảo mộc quen thuộc. Nhưng không phải ai cũng nhận ra những vị thuốc này và nhiều người càng không biết uống nước gì để hạ đường huyết ngay tại nhà.
Nước lọc
Nước lọc vô cùng quan trọng đối với người bị bệnh đái tháo đường. Nước không chỉ giúp pha loãng lượng đường trong máu mà còn giúp tăng đào thảo đường dư thừa qua nước tiểu.
Nước lọc là thức uống giảm đường huyết hiệu quả
Người bệnh tiểu đường cần lưy ý bổ sung ít nhất 2 - 2,5 lít nước/ ngày, đặc biệt là khi thời tiết nắng nóng, khi tập thể dục hoặc làm việc gắng sức, khi ốm mệt. Bởi đấy là những thời điểm người bệnh dễ bị mất nước và tăng đường huyết nhất.
Cà phê không đường
Một số nghiên cứu cho thấy việc uống cà phê thực sự có hiệu quả trong việc giảm tiến triển của bệnh tiểu đường loại 2. Tuy nhiên, hoạt chất caffeine có tác động khác nhau đến từng người. Ở một số người, khi họ dùng cà phê mỗi ngày, lượng đường trong máu giảm và ổn định hơn những người không dùng. Trong khi đó ở một số người khác, caffeine lại làm tăng lượng đường trong máu của họ
Do đó, người bệnh tiểu đường cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi đưa cà phê vào chế độ ăn uống hàng ngày của mình. Hoặc bạn cũng có thể tự kiểm tra lượng đường trong máu bằng máy đo đường huyết tại nhà. Bạn kiểm tra lượng đường trong máu sau khoảng 2 giờ khi uống một cốc cà phê. Bạn cần đảm bảo mức đường huyết của mình luôn được kiểm soát dưới 11 mmol/l.
Lưu ý: Người bệnh tiểu đường nên ưu tiên sử dụng cà phê không đường. Nếu quá khó uống, người bệnh nên sử dụng đường hoặc sữa dành riêng cho người bệnh tiểu đường.
Trà xanh
Trà xanh giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn nhờ khả năng cải thiện độ nhạy của insulin đối với cơ thể. Bên cạnh đó, hoạt chất catechin trong trà cũng mang lại lợi ích chống ung thư và cải thiện sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch (tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, suy tim…) do tiểu đường.
Uống 2-4 chén trà mỗi ngày để hạ đường huyết tốt hơn
Người bệnh có thể uống trà theo sở thích. Nên chọn những loại trà có vị ngọt nhẹ thay vì pha trà chung với sữa hoặc đường để làm ngọt, bởi điều này sẽ khiến tác dụng kiểm soát đường huyết của trà bị mất đi.
Trà lá xoài
Chiết xuất từ lá xoài có khả năng ức chế enzym α-glucosidase. Điều này giúp làm giảm chuyển hóa carbohydrate trong ruột, giảm hấp thu đường từ thức ăn vào trong máu. Ngoài ra, lá xoài còn có khả năng cải thiện sản xuất insulin và sự vận chuyển glucose. Trong lá xoài còn chứa nhiều pectin,vitamin C và chất xơ. Khi những chất này phối hợp với nhau đều có lợi cho người mắc bệnh tiểu đường và rối loạn lipid máu.
Trà lá xoài chính là câu trả lời cho việc uống nước gì để hạ đường huyết. Đây là loại lá dễ tìm tại nước ta. Bạn nên để trà lá xoài qua đêm sau khi nấu. Sáng hôm sau bạn lọc lấy phần nước để uống và sử dụng khi bụng còn đói. Uống trà lá xoài thường xuyên vào mỗi buổi sáng trong vài tháng có thể mang lại tác dụng kỳ diệu đối với lượng đường trong máu của bạn.
Hiện nay, lá Xoài đã có trong công thức của các sản phẩm hỗ trợ tiểu đường từ thảo dược. Sự phối hợp giữa lá Xoài cùng lá Neem, Quế chi, Mướp đắng, Hoàng bá đã tạo nên một công thức thảo dược tác động lên toàn bộ chu trình chuyển hóa đường, giảm đề kháng insulin để giảm và ổn định đường huyết hiệu quả. Càng sử dụng sớm trong giai đoạn mới mắc tiểu đường, tiền tiểu đường, hiệu quả càng rõ nét.
Lá Xoài có mặt trong công thức của bài thuốc giảm và ổn định đường huyết
Trà hoa cúc
Các hoạt chất chiết xuất từ hoa cúc mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trong hoa cúc, có nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Nó giúp giảm viêm, điều trị loãng xương, chống béo phì. Ngoài ra, trà hoa cúc còn giúp ngăn ngừa tiểu đường loại 2 và hạ đường huyết.
Bạn có thể lựa chọn những chế phẩm trà hoa cúc đóng chai đã được chế biến sẵn. Ngoài ra, bạn cũng có thể tự nấu trà hoa cúc tại nhà. Bạn chỉ cần đun hoa cúc phơi khô với nước sôi. Để trà ngấm trong 3 - 5 phút và thưởng thức như các loại trà thông thường.
Trà lá Neem
Neem là loài thực vật được trồng nhiều ở Ấn Độ. Tại Việt Nam, lá Neem còn có tên gọi thân thuộc khác là lá Sầu đâu. Lá Sầu đâu (Neem Ấn Độ) có chứa nhiều flavonoid, chất chống oxy hóa, chống virus và chống viêm. Chúng còn giúp đảm bảo lượng glucose không gia tăng. Theo Tạp chí Nghiên cứu về Y học Dân tộc, bột lá neem đã giúp kiểm soát triệu chứng ở những bệnh nhân tiểu đường không phụ thuộc insulin.
Bạn có thể tự pha chế trà lá Neem tại nhà cùng với quế để làm hạ đường huyết. Quế có thể giúp cải thiện đường trong máu và mức cholesterol ở người đái tháo đường loại 2. Nó cũng giúp làm giảm các nguy cơ liên quan đến bệnh tiểu đường và tim mạch. Đặc biệt, trà lá Neem ngâm quế cũng giúp tăng cường miễn dịch, đẹp da, giảm cân,...
Trà dây thìa canh
Trà dây thìa canh là thức uống phù hợp để giảm đường huyết tại nhà hiệu quả. Dây thìa canh chứa chất xơ và một số chất hóa học khác giúp làm chậm quá trình tiêu hóa cùng sự hấp thụ carbohydrate vào cơ thể. Nó cũng giúp cải thiện việc sử dụng đường và làm tăng lượng insulin tiết ra.
Cẩn trọng khi sử dụng dây thìa canh giảm đường huyết
Bên cạnh những lợi ích như trên, người bệnh cần cẩn thận khi sử dụng loại thực vật này vì nó tiềm ẩn một vài rủi ro cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai không nên sử dụng dây thìa canh vì nó có thể gây ra các cơn co thắt tử cung. Phụ nữ đang cho con bú cũng không có đủ dữ liệu an toàn khi dùng loại trà này. Ngoài ra, dây thìa canh cũng có thể gây ra các phản ứng dị ứng.
Nước ép rau củ
Trong rau củ, lượng đường khá thấp. Nước ép từ rau củ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát đường huyết tốt hơn. Bạn có thể chọn những loại rau xanh như: cải thìa, bắp cải, rau bina, cải xanh, cải xoăn. Một số loại rau củ ít đường bao gồm: cà rốt, dưa chuột, cà chua, cần tây.
Nước ép cà rốt
Việc uống một lượng nhỏ nước ép cà rốt có thể giúp giảm lượng đường trong máu. Đặc biệt, các nghiên cứu trên chuột mắc bệnh tiểu đường, nước ép cà rốt lên men làm hạ đường huyết và giúp cải thiện các triệu chứng khác. Vì nước ép khi lên men có chứa probiotics - lợi khuẩn đường ruột liên quan đến bệnh tiểu đường.
Nước ép bưởi
Bưởi cũng là một loại trái cây có hàm lượng đường thấp. Do đó, việc uống nước ép bưởi sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người bị tiểu đường. Trong trái bưởi có chứa naringenin với hàm lượng cao. Đây là một loại flavonoid có hoạt tính ngăn ngừa bệnh tiểu đường bên cạnh những lợi ích sức khỏe khác. Flavonoid này hỗ trợ giảm cân và cải thiện tình trạng kháng insulin. Chính những điều này giúp cho việc uống nước ép bưởi giúp hạ đường huyết hiệu quả.
Nước ép mướp đắng
Mướp đắng chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Nó là loại thực phẩm trả lời cho câu hỏi uống gì để hạ đường huyết hiệu quả. Mướp đắng có đặc tính hoạt động giống insulin, giúp đưa glucose vào tế bào để tạo năng lượng. Việc sử dụng nước ép mướp đắng giúp các tế bào sử dụng được glucose và di chuyển nó đến gan, cơ bắp và mỡ của bạn.
Mướp đắng kết hợp lá xoài, lá neem giúp giảm và đường huyết an toàn, hiệu quả
Nước ép gừng và đậu bắp
Bên cạnh lượng vitamin dồi dào, đậu bắp còn là thực phẩm chứa nhiều mangan - một khoáng chất tham gia vào quá trình trao đổi chất và điều chỉnh lượng đường trong máu. Đậu bắp kết hợp với gừng trở thành thức uống giúp giảm đường máu hiệu quả nhờ khả năng tăng tiết insulin, giảm đề kháng insulin và giúp cơ thể sử dụng đường đúng cách.
Nước ép cà chua
Cà chua cũng là loại rau củ có hàm lượng đường thấp. Bạn chỉ cần sử dụng nước ép cà chua nguyên thủy, không thêm đường, lượng đường trong máu của bạn sẽ được cải thiện tốt.
Nước chanh gừng
Nước ép chanh kết hợp với gừng cũng là một lựa chọn tuyệt vời cho người bệnh tiểu đường. Một số nghiên cứu cho thấy nước chanh gừng không chỉ giúp giảm đường máu, giảm mỡ máu mà còn có vai trò quan trong trong bảo vệ cơ thể trước biến chứng của bệnh tiểu đường.
Nước tỏi tây
Tỏi tây rất giàu các loại flavonoid có đặc tính chống viêm mạnh mẽ, chống tiểu đường, chống ung thư cũng như các lợi ích sức khỏe khác.
Bạn có thể dùng tỏi tây như một loại gia vị thông thường. Ngoài ra, nước ép tỏi tây cũng là lựa chọn tốt để trả lời cho thắc mắc uống gì để hạ đường huyết tại nhà.
Lưu ý giúp giảm và ổn định đường huyết an toàn, hiệu quả
Tiểu đường là một bệnh mạn tính và người bệnh có thể sống cả đời với nó. Tuy nhiên, tin vui là người bệnh có thể hoàn toàn chủ động trước căn bệnh này. Chỉ cần họ tuân thủ điều trị, thực hiện chế độ ăn uống khoa học và sử dụng phối hợp giải pháp hỗ trợ từ thảo dược.
Các phương thức hãm, sắc, ép nước uống mặc dù rất tốt nhưng để giảm và ổn định đường huyết cần sự kiên trì rất lớn của người bệnh. Do đó, để đẩy nhanh tác dụng giảm và ổn định đường huyết tốt hơn, người bệnh có thể sử dụng các sản phẩm thảo dược được bào chế dưới dạng viên nén.
Xem thêm:
- TPBVSK Glutex: Vinh dự là Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng 2021
- Hướng dẫn tìm địa chỉ nhà thuốc bán TPCN Glutex gần bạn nhất
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích và câu trả lời cho câu hỏi “uống gì để hạ đường huyết”. Bạn nên lựa chọn cho mình những thông tin phù hợp, những loại nước uống gần gũi, dễ chế biến để kiểm soát đường huyết tốt nhất.
Nguồn tham khảo:
https://www.medicinenet.com/will_drinking_water_lower_blood_sugar/article.htm
https://www.webmd.com/diabetes/diabetes-and-caffeine
https://www.healthline.com/health/diabetes/green-tea-and-diabetes
https://www.everydayhealth.com/type-2-diabetes/best-and-worst-drinks-for-type-2-diabetes/