Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những tiêu chí mới nhất năm 2019 để xác định chỉ số đường huyết lúc đói, đường huyết sau ăn ở người khỏe mạnh và người tiểu đường. Với người tiểu đường, biết được mức đường huyết an toàn sẽ giúp bạn đánh giá được rủi ro về sức khỏe, từ đó có kế hoạch điều trị phù hợp hơn.

Chỉ số đường huyết (đường máu) là gì?

Đường huyết phản ánh nồng độ đường glucose trong máu. Glucose là loại đường đơn đơn giản nhất, được tạo thành từ quá trình chuyển hóa thực phẩm có chứa tinh bột và đường như: ngũ cốc (mè, gạo, lúa mì, các loại đậu), các loại hoa củ quả, trái cây, đường mía…

Chỉ số đường huyết được sử dụng làm công cụ để chẩn đoán và đánh giá hiệu quả điều trị bệnh tiểu đường

Chỉ số đường huyết được sử dụng làm công cụ để chẩn đoán và đánh giá hiệu quả điều trị bệnh tiểu đường

Lượng đường trong máu được đo bằng đơn vị mmol/l hoặc mg/dl. Để chuyển đổi từ đơn vị mmol/l sang mg/dl bạn nhân với 18 và từ mg/dl sang mmol/l bạn chia cho 18. Ví dụ đường huyết lúc đói của một người là 7 mmol/l sẽ bằng 7 x 18 = 126 mg/dl.

Bình thường, đường huyết sẽ tăng đột biến sau bữa ăn và mức độ thấp nhất thường rơi vào buổi sáng sớm. Khi lượng đường này vượt ra khỏi phạm vi bình thường, đó có thể là dấu hiệu của bệnh. Khi đường huyết cao gọi là tăng đường huyết, đường huyết thấp dưới ngưỡng cho phép gọi là hạ đường huyết. Bệnh tiểu đường đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết kéo dài.

Mục tiêu đường huyết ở người khỏe mạnh và người tiểu đường

Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới đề ra tiêu chuẩn về chỉ số đường huyết mục tiêu của người khỏe mạnh bình thường và người bệnh đái tháo đường như sau:

tiêu chuẩn về chỉ số đường huyết mục tiêu của người khỏe mạnh

- Chỉ số đường huyết khi đói của người dưới 59 tuổi và chưa bị biến chứng: 4.4 - 6.7 mmol/l (80 - 120 mg/dL)(*) Lưu ý: Mục tiêu đường huyết ở người tiểu đường có thể thay đổi, tùy theo độ tuổi, giới tính, thời gian mắc bệnh, mức độ bệnh… Theo Hiệp hội Đái tháo đường Thế giới, với người tiểu đường, nên duy trì mức đường huyết trong các giới hạn sau:

- Chỉ số đường huyết khi đói của người trên 60 tuổi và đã bị biến chứng: 5.6 - 10 mmol/l (100 -  180 mg/dL)

Tiêu chí chẩn đoán bệnh tiểu đường dựa trên chỉ số đường máu

Bảng dưới đây cho bạn biết các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tiểu đường và tiền tiểu đường.

tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tiểu đường và tiền tiểu đường

(*) Lưu ý: Sử dụng máy đo đường huyết cầm tay không đủ cơ sở để chẩn đoán bệnh tiểu đường. Nếu lần đầu tiên bạn đo đường huyết bằng máy cầm tay thấy giá trị bất thường, bạn nên đến bệnh viện để được kiểm tra cẩn thận.Bệnh tiểu đường được chẩn đoán khi có 1 trong 4 tiêu chí trên phù hợp. Ví dụ, chỉ số đường huyết lúc đói đo 2 lần đều trên 7 mmol/l, nhưng HbA1c dưới 6.5% thì bạn đã mắc bệnh tiểu đường.

Giải thích các xét nghiệm đo đường huyết

  • Xét nghiệm đường huyết khi đói: Mẫu máu được lấy vào buổi sáng sớm, khi bạn chưa ăn sáng và thời gian nhịn ăn ít nhất 8 tiếng trở lên. Tối hôm trước không ăn hoặc uống bất kỳ loại nước nào có chứa đường.
  • Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên: Mẫu máu được lấy tại bất kỳ thời điểm nào trong ngày khi bạn đi khám bệnh, có thể trước hoặc sau khi ăn.
  • Nghiệm pháp dung nạp glucose: Mẫu máu được lấy sau 2 giờ khi bạn đã uống 75 gam glucose tại bệnh viện. Với mẹ bầu nghi ngờ tiểu đường thai kỳ, mẫu máu sẽ được lấy sau 1 giờ, 2 giờ, 4 giờ...
  • HbA1c: Cho biết lượng glucose gắn với hemoglobin của hồng cầu. Nếu đường huyết chỉ có giá trị ngay tại thời điểm đo, thì HbA1c sẽ là bức tranh toàn cảnh, đánh giá khả năng kiểm soát đường huyết suốt 24 giờ của một người trong 3 tháng trước đó.

Bảng quy đổi giá trị HbA1c sang chỉ số đường huyết tính bằng mmol/l và mg/dl

Bảng quy đổi giá trị HbA1c sang chỉ số đường huyết tính bằng mmol/l và mg/dl

(*) Lưu ý: Mức độ nguy hiểm tăng dần từ màu xanh đậm => Màu đỏ đậm

Như vậy là bạn đã biết chỉ số đường huyết mục tiêu khi bình thường và khi mắc bệnh tiểu đường.  Điều này sẽ giúp bạn có mục tiêu phấn đấu để kiểm soát đường huyết tốt hơn. Việc duy trì nồng độ đường huyết bình thường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phòng ngừa và ngăn chặn biến chứng tiểu đường, giúp bạn có cuộc sống khỏe mạnh.

 

Nguồn:

https://www.diabetes.co.uk/diabetes_care/blood-sugar-level-ranges.html

https://www.diabetes.co.uk/diabetes_care/Diabetes_and_blood_glucose.html