Chỉ số đường huyết cao có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm làm suy giảm tuổi thọ của người bệnh tiểu đường. Đọc bài viết sau đây để biết cách hạ và ổn định đường huyết nhanh chóng.

Mục tiêu trong điều trị bệnh tiểu đường là giữ cho đường huyết càng gần với mức bình thường càng tốt. Tuy nhiên, cho dù người bệnh có cẩn thận tới đâu đi chăng nữa thì đường huyết vẫn có thể bị tăng cao vào một thời điểm nào đó. Điều quan trọng là người bệnh cần nhận thức được sự nguy hiểm của tăng đường huyết, biết cách nhận biết và xử trí khi đường huyết cao.

Chỉ số đường huyết cao kéo dài làm tăng nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm

Chỉ số đường huyết cao kéo dài làm tăng nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm

Ở người bình thường, chỉ số đường huyết cao là khi nào?

Đường huyết cao là tình trạng đường glucose trong máu tăng cao quá ngưỡng bình thường của cơ thể. Bình thường, mức đường huyết trong ngày sẽ tăng cao nhất sau khi ăn và thấp nhất vào buổi sáng sớm khi vừa thức dậy. Tăng đường huyết là khi bất kỳ một thời điểm nào trong ngày, đường huyết lúc đó đều cao hơn ngưỡng cho phép.

Ở người bình thường khỏe mạnh, chưa được chẩn đoán bệnh tiểu đường, đường huyết cao là khi:

  • Đường huyết khi đói ≥ 5.6 mmol/l
  • Đường huyết sau ăn 2 giờ  ≥ 10 mmol/l

Nếu tình trạng này chỉ xảy ra trong 1, 2 ngày thì không đáng lo ngại, chỉ cần bạn ăn ít hơn, mức đường máu sẽ về ngưỡng bình thường. Tuy nhiên, bạn cần đi khám ngay nếu mức đường huyết cao hơn bình thường liên tục trong thời gian dài.

Chỉ số đường huyết cao bao nhiêu thì bị tiểu đường?

Bệnh tiểu đường được chẩn đoán khi có 1 trong 4 tiêu chí sau đây phù hợp:

  • Đường huyết lúc đói ≥ 7mmol/l (ít nhất qua 2 lần thử)
  • Đường huyết bất kỳ ≥ 11.1 mmol/l (ít nhất qua 2 lần thử)
  • Đường huyết đo sau nghiệm pháp dung nạp glucose ≥ 11.1 mmol/l
  • Chỉ số HbA1c ≥ 6.5% (HbA1c cho biết mức đường huyết trung bình trong 24 giờ của một người trong 3 tháng trước đó)

Mắc bệnh tiểu đường, đường huyết bao nhiêu là cao?

Ở người bệnh tiểu đường, đường huyết được coi là tăng cao khi lượng đường trong máu lớn hơn mức đường huyết mục tiêu.

  • Người mới mắc, đường huyết lúc đói ≥ 7 mmol/l hoặc HbA1c ≥ 6.5%
  • Người mắc lâu năm hoặc có biến chứng ≥ 8.5 mmol/l hoặc HbA1c ≥ 8%

Triệu chứng đường huyết cao?

Khát nước là một trong những dấu hiệu điển hình khi đường máu tăng cao

Khát nước là một trong những dấu hiệu điển hình khi đường máu tăng cao

Các triệu chứng của tăng đường huyết ở người bệnh tiểu đường thường có xu hướng diễn biến chậm trong vài tuần hoặc vài ngày. Một số trường hợp có thể không có biểu hiện cho tới khi đường huyết tăng lên rất cao.

Các triệu chứng của tăng đường huyết bao gồm:

  • Khát và khô miệng nhiều hơn
  • Đi tiểu thường xuyên hơn
  • Người mệt mỏi, uể oải
  • Mắt mờ nhiều hơn, mỏi mắt
  • Các bệnh nhiễm trùng trên da, nhiễm trùng đường tiết niệu… tái phát.

Lượng đường trong máu cao có nguy hiểm không?

Đường huyết tăng cao trong thời gian dài cũng sẽ sẽ gây tổn thương nhiều cơ quan, bộ phận trong cơ thể làm xuất hiện nhiều biến chứng. Các biến chứng này thường tiến triển chậm, nên nhiều người bệnh chỉ phát hiện ra khi mức độ đã trở nên khá nghiêm trọng hoặc gây ra hậu quả. Các biến chứng này có thể là:

  • Biến chứng tim mạch có thể dẫn tới bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, đột quỵ não…
  • Biến chứng trên thận dẫn tới suy thận, bệnh thận giai đoạn cuối.
  • Biến chứng trên mắt khiến người bệnh giảm thị lực, nặng hơn là mù lòa
  • Biến chứng bàn chân - biến chứng làm cho nhiều người bệnh phải cắt cụt chân
  • Biến chứng thần kinh có thể dẫn tới rối loạn cảm giác, mất cảm giác ở một phần trên cơ thể, rối loạn nhịp tim, tiểu tiện không kiểm soát, rối loạn chức năng của hệ tiêu hóa, rối loạn các tuyến tiết, suy giảm chức năng sinh dục…

Cách hạ và ổn định đường huyết nhanh chóng

Quế chi có tác dụng hạ đường huyết nhanh, thường có mặt trong những sản phẩm hỗ trợ giảm và ổn định đường máu

Quế chi có tác dụng hạ đường huyết nhanh, thường có mặt trong những sản phẩm hỗ trợ giảm và ổn định đường máu

Nếu tình trạng tăng đường huyết xuất hiện đột ngột sau khi ăn khoảng 1 - 2 giờ, bạn có thể áp dụng một số cách hạ đường huyết cấp tốc như sau:

  • Uống thật nhiều nước, bạn có thể uống 2 - 3 cốc nước lớn để đường nhanh chóng được đào thải ra ngoài qua đường tiểu. Không áp dụng cách này với người bị bệnh tim, huyết áp cao hoặc suy thận.
  • Tăng liều thuốc tiêm insulin thêm 1 - 2 đơn vị. Nếu bạn không tiêm insulin, hãy hỏi ý kiến bác sĩ xem có nên uống thêm thuốc hạ đường huyết hay không.
  • Uống 1 cốc trà xanh, pha thêm 1 - 2 thìa cà phê bột quế. Trà xanh và quế có tác dụng hạ đường huyết rất hiệu quả.
  • Vận động nhanh khoảng 15 - 20 phút là cách giúp hạ đường huyết nhanh, bởi đường sẽ được vận chuyển tới các cơ bắp để sử dụng. Tuy nhiên, bạn không nên vận động ngay sau khi ăn xong hoặc vẫn còn cảm thấy no bụng. Tránh vận động khi có biểu hiện choáng váng, đau đầu, buồn nôn, nôn, sốt…

Lưu ý: Các cách hạ đường huyết nhanh kể trên chỉ áp dụng khi bạn sinh hoạt hoặc ăn uống không phù hợp mà không nên áp dụng thường xuyên. Đồng thời không áp dụng khi người bệnh quên không uống thuốc.

Cách hạ đường huyết cấp tốc không thể áp dụng thường xuyên vì nguy cơ gây hạ đường huyết với diễn biến rất khó lường. Điều quan trọng là ngay khi phát hiện đường máu cao, bạn cần nhìn lại các phương pháp điều trị đang áp dụng, đồng thời tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết tăng đường huyết nguyên nhân do đâu để có hướng khắc phục.

Dùng thảo dược hạ và ổn định đường huyết an toàn

Bên cạnh việc dùng thuốc và điều chỉnh dinh dưỡng, luyện tập thì người có mức đường huyết cao có thể kết hợp sử dụng các thảo dược thiên nhiên như lá Xoài, lá Neem (nguồn gốc Ấn Độ), Hoàng bá, Quế chi, Khổ qua... để giúp hỗ trợ giảm đường huyết, giảm kháng insulin và ngăn ngừa biến chứng.

Bằng công nghệ bào chế hiện đại, các thảo dược này đã được chiết tách và phối hợp trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex dành cho người tiểu đường tuýp 2

Bằng công nghệ bào chế hiện đại, các thảo dược này đã được chiết tách và phối hợp trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex dành cho người tiểu đường tuýp 2

Chỉ số đường huyết cao có thể dẫn tới những rủi ro nghiêm trọng, có thể phát hiện ngay, nhưng cũng có thể âm thầm tiến triển trong thời gian dài. Chính vì vậy mà ngay khi phát hiện đường huyết cao, bạn nên chủ động điều trị sớm để giúp kiểm soát đường huyết trong ngưỡng mục tiêu.

 

Nguồn:

http://www.ndei.org/ADA-diabetes-management-guidelines-glycemic-targets-A1C-PG.aspx.html

http://outpatient.aace.com/type-2-diabetes/management