Ngay khi mới phát hiện bệnh tiểu đường ở giai đoạn đầu tiên, bạn chưa cần phải sử dụng thuốc ngay. Chỉ cần áp dụng đúng 4 cách điều trị bệnh tiểu đường không dùng thuốc sau đây, bạn không những giảm được triệu chứng mà còn tăng cơ hội đẩy lùi bệnh.

Phát hiện sớm bệnh tiểu đường tuýp 2 ngay giai đoạn đầu tiên sẽ giúp bạn có kế hoạch điều trị hiệu quả. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các triệu chứng sớm của bệnh tiểu đường ngay sau đây.

Đừng quá lo lắng khi bạn phát hiện bệnh tiểu đường tuýp 2, theo dõi bài viết sau bạn sẽ tìm ra cách

Đừng quá lo lắng khi bạn phát hiện bệnh tiểu đường tuýp 2, theo dõi bài viết sau bạn sẽ tìm ra cách

Triệu chứng bệnh tiểu đường giai đoạn đầu

Bệnh tiểu đường ở giai đoạn đầu rất ít triệu chứng cảnh báo. Thông thường người bệnh sẽ dễ dàng bỏ qua những triệu chứng không đặc hiệu hoặc nhầm lẫn dấu hiệu này với căn bệnh nào khác.

Nếu có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường, bạn chớ nên bỏ qua các triệu chứng sau đây:

  • Mệt mỏi vô cớ: Người bệnh thường xuyên cảm thấy cơ thể uể oải, không có năng lượng làm việc và hoạt động.
  • Mắt nhìn mờ: Tình trạng này có thể được cải thiện nếu đường huyết được kiểm soát về mức ổn định.
  • Da bị tối màu: Thường xuất hiện ở các vùng da có nhiều nếp gấp như nách, cổ, háng, khủy tay chân...
  • Vết thương lâu lành và dễ bị nhiễm trùng (nhiễm trùng răng miệng, nhiễm trùng âm đạo, nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm trùng da...) do đường máu tăng cao
  • Đau tê hoặc ngứa ran: ở bàn tay, ngón tay, bàn chân và ngón chân. Đây là dấu hiệu sớm khi đường huyết cao làm tổn thương hệ thống thần kinh của cơ thể.

Khi bệnh tiểu đường đã tiến triển tới giai đoạn nặng hơn, chất lượng và số lượng insulin ngày càng giảm sút có thể dẫn tới các triệu chứng cảnh báo rõ rệt hơn. Chẳng hạn như đi tiểu nhiều lần trong ngày, đặc biệt là ban đêm, gầy sút cân nhanh mặc dù luôn có cảm giác thèm ăn, khát nước liên tục…

Bác sĩ chia sẻ các triệu chứng bệnh tiểu đường tuýp 2 giai đoạn đầu dễ bị bỏ qua

04 cách điều trị bệnh tiểu đường không dùng thuốc

Ngay khi phát hiện bệnh tiểu đường, áp dụng 4 cách chữa bệnh không dùng thuốc sau đây sẽ giúp bạn giảm đường huyết. Nếu may mắn đường huyết về ở ngưỡng bình thường (dưới 6mmol/l) và duy trì tối thiểu trong vòng 2- 3 tháng, bạn có thể trì hoãn việc sử dụng thuốc tây. Từ đó giúp hạn chế gánh nặng của thuốc tiểu đường lên gan, thận.

Cách 1: Ngay lập tức thay đổi thói quen sống

Thói quen sống như giờ giấc ngủ, thói quen uống cà phê, hút thuốc lá… đều có thể là yếu tố nguy cơ tác động làm tăng cơ hội phát triển của bệnh tiểu đường. Đặc biệt việc duy trì thói quen sinh hoạt không lành mạnh này sẽ khiến đường máu tăng cao và làm tăng nguy cơ biến chứng lên tim, mạch máu… Vì vậy, thay đổi thói quen sống chưa lành mạnh sang tích cực hơn là bước đầu tiên bạn cần làm và duy trì suốt quá trình chung sống với tiểu đường sau này.

Cách 2: Thay đổi cách ăn uống

Theo Ths. Bs Nguyễn Thị Thúy Hằng (Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội), khi mắc bệnh tiểu đường, bạn không cần ăn kiêng. Trên thực tế chế độ ăn của bạn không cần phải thay đổi quá nhiều so với trước kia. Bạn chỉ cần ghi nhớ một số nguyên tắc sau để thực hiện hàng ngày:

- Bạn nên ăn vừa đủ với nhu cầu của cơ thể. Để biết ăn thế nào là vừa đủ, bạn cần kiểm tra cả 2 điều sau. Điều thứ nhất là sắm máy đo đường huyết cá nhân và đo đường máu sau ăn 1 - 2 giờ. Nếu đường máu sau ăn này dưới 10mmol/l là đủ. Đường huyết cao lên nghĩa là bạn sẽ phải giảm cơm hoặc chất tinh bột/đường khác. Điều thứ 2 là sau một thời gian ăn uống như vậy bạn không bị tăng cân.

- Khi ăn, bạn nên ăn đĩa rau và uống nước canh trước khi ăn cơm và các thức ăn khác. Mẹo khi ăn này sẽ giúp làm chậm hấp thu đường sau khi ăn, nhờ đó không làm tăng đường huyết sau ăn. Chế độ ăn nên bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi. Tuy nhiên, không nên ăn trái cây ngay sau khi ăn  bữa chính mà nên ăn vào bữa phụ để tránh tăng đường huyết.

Có thể bạn quan tâm:

Duy trì thói quen luyện tối mỗi ngày, tối thiểu 30 phút sẽ giúp giảm đường máu

Duy trì thói quen luyện tối mỗi ngày, tối thiểu 30 phút sẽ giúp giảm đường máu

Bạn không nên tập luyện nếu kiểm tra thấy đường huyết quá cao hoặc quá thấp, hay khi xuất hiện của các triệu chứng như choáng váng, bủn rủn tay chân, vã mồ hôi, đau đầu, sốt, buồn nôn…

Nếu bệnh nhân tiểu đường mắc biến chứng cơ xương khớp hoặc biến chứng thần kinh làm giảm cảm nhận đau, không nên đi bộ. Khi đó bạn nên chọn đạp xe đạp, bơi lội…vì sẽ làm giảm gánh nặng xuống đôi chân. Hàng ngày sau khi tập nên kiểm tra kỹ bàn chân, ngón chân để phát hiện các tổn thương hoặc vết thương, vết loét.

Cách 4: Sử dụng sản phẩm giảm và ổn định đường huyết

Theo Ths. Hoàng Khánh Toàn (Trưởng khoa Đông y, Bệnh viện 108, Hà Nội), các thảo dược như Tinh chất lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng đã được nghiên cứu chứng minh có khả năng: ức chế hấp thu đường sau ăn, kích thích tuyến tụy sản xuất nhiều insulin, tăng dự trữ đường ở gan… Từ đó giúp ổn định đường huyết lúc đói, không làm tăng đường huyết sau ăn, ổn định huyết áp và mỡ máu xấu.

Tại Việt Nam, những thảo dược này đã được ứng dụng trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe dành riêng cho người tiểu đường tuýp 2 ở giai đoạn đầu. Người bệnh tiểu đường nên tìm hiểu thêm thông tin để sử dụng.

Xem thêm:

Đừng thờ ơ với các triệu chứng của bệnh tiểu đường giai đoạn đầu. Ngay từ khi mới phát hiện, chủ động thực hiện 4 cách trên đây bạn sẽ đẩy lùi được nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm để duy trì sức khỏe tốt hơn.

 

Nguồn:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/type-2-diabetes/diagnosis-treatment/drc-20351199

https://www.medicalnewstoday.com/articles/323627.php