Nguyên nhân chính xác gây bệnh tiểu đường type 1 và type 2 hiện vẫn chưa được làm sáng tỏ. Thế nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy các yếu tố nguy cơ được liệt kê trong bài viết sau có liên quan mật thiết tới sự hình thành bệnh. Hiểu rõ về các yếu tố nguy cơ này sẽ giúp bạn có cách phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả.

Dựa vào nguyên nhân gây, bệnh tiểu đường được chia làm 2 loại chính, bệnh tiểu đường type 1 và type 2. Đặc trưng chung của 2 bệnh này là do sự tăng cao quá mức của đường (glucose) trong máu. Lý do glucose ở lại trong máu là vì thiếu hụt toàn bộ (hoặc một phần insulin) hoặc do insulin làm việc không hiệu quả.

Bệnh tiểu đường đặc trưng bởi tình trạng đường (glucose) trong máu tăng cao kéo dài

Insulin là hormon do tế bào beta của tuyến tụy sản xuất, có nhiệm vụ vận chuyển đường từ máu vào trong tế bào để tạo ra năng lượng và vận chuyển đường từ máu vào trong gan để dự trữ. Ngoài ra, insulin còn giúp cho cho việc dự trữ và phân bố mỡ trong cơ thể diễn ra đúng cách, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa mỡ (chất béo).

Dưới đây là các nguyên nhân chính gây bệnh tiểu đường type 1 và type 2:

Nguyên nhân của bệnh tiểu đường type 2

Trong số các nguyên nhân gây bệnh tiểu đường type 2 thì kháng insulin chiếm tỷ lệ lớn nhất và ngày càng xuất hiện nhiều hơn trong xã hội hiện đại, bởi sự kích hoạt của môi trường ô nhiễm và lối sống không khoa học.

Bên cạnh đó, tình trạng kháng insulin còn được kích hoạt bởi các yếu tố nguy cơ sau đây:

  • Căng thẳng, stress: Lo lắng, căng thẳng thường xuyên và mất ngủ là một trong những lý do khiến tình trạng kháng insulin khó kiểm soát hơn.
  • Thiếu vitamin D: Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong cải thiện chỉ số đường huyết nhờ tăng cường độ nhạy và làm giảm kháng insulin, góp phần kéo dài sự sống của tế bào beta tuyến tụy tiết insulin… Vì vậy thiếu hụt vitamin D có thể làm tăng nguy cơ tiến triển bệnh tiểu đường.
  • Mất cân bằng hệ vi khuẩn trong đường ruột: Nhiều bằng chứng khoa học cho thấy,  mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột microbiome là một trong những lý do dẫn đến kháng insulin.
  • Gen và lịch sử gia đình: Nếu một người mắc bệnh tiểu đường type 2 có anh chị - em sinh đôi, có 60-75% khả năng người còn lại sẽ mắc bệnh tiểu đường.
  • Béo phì: Béo phì là một yếu tố khác gắn liền với nguy cơ bệnh tiểu đường type 2. Khoảng 75% người mắc bệnh tiểu đường type 2 đang hoặc sẽ bị béo phì.
  • Tuổi tác: Đây cũng là yếu tố để phát triển bệnh tiểu đường type 2. Khoảng 50% người

Căng thẳng thường xuyên khiến bệnh tiểu đường type 2 có thể “ghé thăm” bạn

Căng thẳng thường xuyên khiến bệnh tiểu đường type 2 có thể “ghé thăm” bạn

  • mắc bệnh tiểu đường loại 2 trên 55 tuổi.
  • Tiền tiểu đường: Tiền tiểu đường có nghĩa là lượng đường trong máu tăng cao nhưng không đủ cao để chẩn đoán bệnh tiểu đường type 2. Tuy nhiên, do tính chất phát triển của bệnh tiểu đường, chẩn đoán tiền tiểu đường cũng là một yếu tố nguy cơ đối với tiểu đường type 2.
  • Tiểu đường thai kỳ : Bệnh tiểu đường thai xảy ra ở phụ nữ trong quá trình mang thai và đóng vai trò như một điểm báo mạnh mẽ về nguy cơ ĐTĐ type 2 trong tương lai.
  • Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS): PCOS xảy ra ở phụ nữ và đặc trưng là chu kỳ kinh nguyệt bất thường, tăng trưởng tóc và béo phì. Tình trạng này có liên quan đến tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường type 2.

Nguyên nhân của bệnh tiểu đường type 1

Bệnh tiểu đường type 1 là một tình trạng tự miễn dịch, có nghĩa là hệ thống miễn dịch của bạn tấn công các mô lành mạnh của cơ thể do nhầm lẫn. Trong trường hợp này, là tấn công các tế bào beta - nơi sản xuất insulin - trong tuyến tụy của bạn.

Nguyên nhân chính xác vì sao các tế bào miễn dịch lại tấn công tế bào sản xuất insulin vẫn chưa được làm sáng tỏ. Tuy nhiên, một số giả thuyết cho rằng căn bệnh này có thể xảy ra do trong quá trình mang thai mẹ bầu bị nhiễm virus, hoặc do ảnh hưởng từ môi trường sống ô nhiễm.

Một nguyên nhân quan trọng hơn đã được chứng minh, đó là bệnh tiểu đường type 1 có thể di truyền. Nếu cha mẹ, anh trai hoặc em gái mắc bệnh tiểu đường type 1, thì bạn có khoảng 6% khả năng cũng mắc bệnh này.

Cách phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường type 2 hiệu quả

Dù bạn chưa mắc, hay đã mắc bệnh tiểu đường, làm theo những lời khuyên sau đây sẽ giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh và kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn.

Ăn uống khoa học

Bạn không buộc phải thay đổi hoàn toàn chế độ ăn khi bị bệnh tiểu đường. Thế nhưng, bạn cần phải ăn uống một cách khoa học, vừa đủ nhu cầu của cơ thể, với các thực phẩm lành mạnh như gạo lứt, ngũ cốc nguyên vỏ, yến mạch, rau xanh, trái cây tươi, cá biển… thay vì đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ.

Tập thể dục mỗi ngày

Luyện tập thể dục thường xuyên là cách giúp insulin hoạt động hiệu quả hơn, giúp cơ thể tăng sử dụng đường ở cơ bắp. Đồng thời, luyện tập còn giúp làm giảm căng thẳng và hỗ trợ kiểm soát cân nặng hiệu quả.

Giảm căng thẳng, stress

Ngoài việc tập thể dục để giảm căng thẳng, bạn có thể tìm đến thiền, yoga, hít sâu thở chậm… Hàng ngày, nên dành thời gian làm thêm các công việc yêu thích như nghe nhạc, đọc sách, xem phim hoặc nói chuyện cùng bạn bè.

Sử dụng các loại thảo dược tự nhiên

Để có thể yên tâm ngăn chặn bệnh tiểu đường và kiểm soát đường huyết trong mức giới hạn cho phép, nhiều chuyên gia khuyên rằng bạn có thể sử dụng kết hợp với các thảo dược tự nhiên bởi tính an toàn, hiệu quả cao.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, dùng thêm lá Xoài, lá Neem, Quế chi, Hoàng bá và Mướp đắng (Khổ qua) giúp mang lại hiệu quả vượt trội trong việc: giảm và ổn định đường huyết lúc đói, không làm tăng đường máu sau ăn nhờ giảm kháng insulin, từ đó giảm thiểu rủi ro biến chứng.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex với các thành phần lá Xoài, lá Neem, Quế chi, Hoàng bá, Mướp đắng giúp hỗ trợ giảm và ổn định đường máu

Như vậy là sau khi đọc xong bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn nguyên nhân gây tiểu đường type 1, type 2 và các cách phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này.

 

Tham khảo:

http://www.nhs.uk/Conditions/Diabetes-type1/Pages/Introduction.aspx