Tiểu đường tuýp 2 là bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính chưa thể chữa khỏi hoàn toàn. Bệnh xảy ra khi cơ thể không sử dụng đường glucose trong máu đúng cách để tạo ra năng lượng.

Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới cho biết, mỗi năm có tới 4.6 triệu người tử vong vì biến chứng tiểu đường, trong đó 90% là do bệnh tiểu đường tuýp 2. Nắm bắt được mức độ nguy hiểm và tìm cách đối phó với bệnh ngay khi mới mắc sẽ giúp bạn sống khỏe, sống dài hơn.

Tiểu đường tuýp 2 còn được gọi dưới nhiều tên khác nhau như đái tháo đường tuýp 2 hoặc đái tháo đường không phụ thuộc insulin

Tiểu đường tuýp 2 còn được gọi dưới nhiều tên khác nhau như đái tháo đường tuýp 2 hoặc đái tháo đường không phụ thuộc insulin

Tìm hiểu về bệnh tiểu đường tuýp 2

Nếu bạn bị tiểu đường tuýp 2, cơ thể bạn không sử dụng insulin đúng cách. Điều này được gọi là kháng insulin. Lúc đầu, tuyến tụy của bạn sẽ cố gắng tiết nhiều insulin hơn để bù vào phần thiếu hụt, thế nhưng qua thời gian, tụy bắt đầu suy yếu, không thể tạo ra đủ lượng insulin để giữ đường trong máu ở ngưỡng bình thường. Đây được xem là điểm khác biệt lớn nhất của tiểu đường tuýp 2 so với tiểu đường tuýp 1 (tuyến tụy mất hẳn khả năng tiết insulin), nên tiểu đường tuýp 2 còn được gọi là tiểu đường tuýp 2 không phụ thuộc insulin.

Insulin là gì?

Insulin là một hormon do tuyến tụy sản xuất có chức năng vận chuyển đường glucose từ máu vào tế bào để tạo ra năng lượng cho cơ thể hoạt động. Lượng đường trong máu được tạo ra nhờ quá trình phân hủy carbohydrate (chất bột, đường) từ thức ăn thành glucose và loại đường này sẽ được hấp thu tại ruột.

Kháng insulin là gì?

Kháng insulin là khi insulin hoạt động kém hiệu quả. Hậu quả của việc kháng insulin là đường huyết tăng cao và gây rối loạn chuyển hóa chất béo, làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 nặng hay nhẹ?

Tiểu đường tuýp 2 có thể là bệnh nặng nếu bạn nghĩ nặng, nhưng cũng sẽ là bệnh nhẹ nếu bạn hiểu rõ về bệnh

Tiểu đường tuýp 2 có thể là bệnh nặng nếu bạn nghĩ nặng, nhưng cũng sẽ là bệnh nhẹ nếu bạn hiểu rõ về bệnh

Điều này hoàn toàn vào việc người bệnh có phát hiện sớm và điều trị đúng cách hay không. Mức độ nặng nhẹ còn phụ thuộc vào các bệnh cơ hội đi kèm như bệnh tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu có được điều trị tốt hay không. Về cơ bản khi bệnh tiểu đường tuýp 2 tiến triển đến một giai đoạn nhất định sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Suy giảm khả năng tình dục
  • Trầm cảm
  • Bệnh mạch vành, động mạch ngoại biên
  • Đột quỵ
  • Suy thận, bệnh thận mạn tính
  • Võng mạc tiểu đường gây mất thị lực thậm chí là mù lòa
  • Tổn thương thần kinh làm giảm hoặc mất cảm giác, rối loạn dẫn truyền thần kinh
  • Tăng nguy cơ loét bàn chân khó điều trị, có trường hợp phải cắt cụt chi.

Tuy nhiên, sự tiến triển của tiểu đường tuýp 2 và các loại biến chứng có thể được ngăn ngừa nếu phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm.

Đường huyết cao bao nhiêu thì bị tiểu đường?

Nếu bạn có chỉ số đường huyết nằm ở 1 trong 4 trường hợp sau đây sẽ được kết luận mắc bệnh tiểu đường tuýp 2:

  1. Đường huyết khi đói ≥ 7 mmol/L (126 mg/dL).
  2. Chỉ số đường huyết sau nghiệm pháp dung nạp glucose ≥ 11.1 mmol/L (200 mg/dL).
  3. HbA1c ≥ 6.5%
  4. Nồng độ đường trong máu tại thời điểm bất kỳ ≥ 11.1 mmol/L (200 mg/dL) và người bệnh có dấu hiệu tăng glucose máu đặc trưng như sụt cân nhanh, ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều,…

Trong trường hợp không có bất kỳ dấu hiệu nào thì xét nghiệm số 1, 2 và 4 phải thực hiện ít nhất 2 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 1 – 7 ngày. Riêng xét nghiệm số 3 bắt buộc phải thực hiện trong phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Nguyên nhân tiểu đường tuýp 2 là gì?

Ăn nhiều, béo phì là những yếu tố nguy cơ thúc đẩy sự hình thành của bệnh tiểu đường loại 2

Ăn nhiều, béo phì là những yếu tố nguy cơ thúc đẩy sự hình thành của bệnh tiểu đường loại 2

Có nhiều nguyên nhân gây tiểu đường tuýp 2, có thể là gián tiếp hay gián tiếp nhưng kháng insulin được biết đến là nguyên nhân phổ biến gây ra căn bệnh này. Sau đây là một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2:

  • Thừa cân hoặc béo phì
  • Chế độ ăn không lành mạnh, ăn quá nhiều đường, ăn mặn, ăn nhiều mỡ động vật hoặc thịt đỏ
  • Lười hoạt động thể chất
  • Bị cao huyết áp hoặc mỡ máu
  • Là người gốc Nam Á hay châu Phi – Caribe
  • Hút thuốc lá
  • Từng có tiền sử tiểu đường thai kỳ
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Hội chứng buồng trứng đa nang
  • Tuổi trên 45.

Ngoài ra, khả năng mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cũng liên quan đến yếu tố di truyền. Nhiều nghiên cứu cho biết nếu cha hoặc mẹ mắc tiểu đường tuýp 2 thì đứa trẻ có 15% nguy cơ bị bệnh. Còn nếu cả cha và mẹ đều mắc bệnh, nguy cơ di truyền lên đến 75%. Như vậy, tiểu đường tuýp 2 có di truyền không thì câu trả lời là có và tỷ lệ này tương đối cao.

Triệu chứng thường gặp của bệnh tiểu đường tuýp 2

Nhận dạng được 7 dấu hiệu tiểu đường tuýp 2 dưới đây có thể giúp bạn tự phát hiện bệnh từ giai đoạn sớm. Cụ thể là:

  • Đi tiểu thường xuyên, kể cả ban đêm.
  • Khát nước và khô miệng cho dù đã uống nước nhiều hơn bình thường.
  • Sụt cân nhanh chóng.
  • Ăn nhiều.
  • Đau và tê, ngứa ran ở chân, bàn chân.
  • Nhiễm trùng thường xuyên. Nữ giới dễ mắc các bệnh phụ khoa chẳng hạn như nhiễm trùng âm đạo do vi khuẩn và nấm men. Ngoài ra, ở cả nam và nữ có thể gặp tình trạng nhiễm trùng chân, nhất là ở giai đoạn bệnh tiểu đường tiến triển.
  • Mờ mắt, mức độ từ thấp đến cao.

Bạn có thể sống bao lâu khi mắc bệnh tiểu đường tuýp 2?

Ăn uống và sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp bạn sống lâu hơn khi bị tiểu đường

Ăn uống và sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp bạn sống lâu hơn khi bị tiểu đường

Không có một con số cụ thể được chỉ định về tuổi thọ ở người tiểu đường tuýp 2. Bởi điều này còn phụ thuộc vào mức đường huyết, thời gian mắc bệnh và có kiểm soát tốt các bệnh mắc kèm như xơ vữa mạch, huyết áp cao, rối loạn mỡ máu… hay không. Tuy nhiên theo nhiều nghiên cứu, tiểu đường tuýp 2 có thể làm giảm tuổi thọ trung bình khoảng 5 – 10 năm so với người khỏe mạnh.

Tuy nhiên, người bệnh hoàn toàn có thể giảm nguy cơ tử vong và gia tăng tuổi thọ bằng cách dùng thuốc và sản phẩm hỗ trợ để kiểm soát đường huyết, duy trì chế độ ăn khoa học cũng như giữ tinh thần lạc quan.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 và những cách điều trị

Bạn có rất nhiều lựa chọn để điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2, mục tiêu là kiểm soát đường huyết trong ngưỡng an toàn và giảm thiểu rủi ro biến chứng xuất hiện. Chế độ ăn, tập thể dục, sử dụng thuốc và kết hợp thêm các sản phẩm hỗ trợ là những giải pháp phổ biến và cho hiệu quả điều trị tốt nhất.

Dùng thuốc hạ đường huyết

Có rất nhiều các nhóm thuốc được sử dụng để điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2. Ngoài ra, tùy thuộc vào bệnh mắc kèm, bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng thêm thuốc làm giảm mỡ máu, huyết áp, thuốc chống đông máu…

Trong tất cả các loại thuốc uống, Metformin được ưu tiên chỉ định trong tất cả các giai đoạn của bệnh tiểu đường tuýp 2 nhờ khả năng làm tăng tính linh hoạt của insulin.

Người tiểu đường tuýp 2 cũng có thể cần thiết phải tiêm insulin thay vì dùng thuốc uống trong trường hợp bị men gan cao, suy thận, dùng thuốc đường uống không còn hiệu quả, tuyến tụy suy kiệt nặng… Một số trường hợp cần tiêm insulin tạm thời như phẫu thuật, chấn thương, trong đợt sốt, nhiễm trùng…

Những thực phẩm nên ăn, nên kiêng

Khi mắc bệnh tiểu đường, bạn nên ăn nhiều rau xanh, các loại ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, các loại đậu đỗ, cá biển. Trong đó ưu tiên lựa chọn những thực phẩm có khả năng hạ đường huyết để ăn thường xuyên như mướp đắng, quế, tỏi, sữa chua, cá biển… Đồng thời, người bệnh cũng cần hạn chế đường, đồ ăn chứa nhiều đường, các loại nước ép trái cây, sinh tố, bánh kẹo ngọt, đồ ăn nhiều muối và nhiều dầu mỡ.

Tập luyện thường xuyên tốt cho người tiểu đường

Tập luyện là giải pháp tự nhiên duy nhất giúp làm giảm kháng insulin. Bạn hãy duy trì thói quen này khoảng 30 phút mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Sử dụng sản phẩm hỗ trợ giảm và ổn định đường máu

Sản phẩm hỗ trợ có chứa lá Xoài giúp giảm và ổn định đường máu hữu hiệu

Các nghiên cứu cho thấy, sản phẩm hỗ trợ dành riêng cho người tiểu đường tuýp 2 có lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng có khả năng làm giảm kháng insulin nhờ tác động toàn diện lên chu trình chuyển hóa đường. Nhờ đó mà sau khoảng 2 - 4 tháng sử dụng liên tục, HbA1c và đường huyết đều ổn định, sức khỏe của người bệnh mỗi ngày được cải thiện tốt.

Mặc dù bệnh tiểu đường tuýp 2 nguy hiểm nhưng nếu có những biện pháp điều trị phù hợp, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát tốt bệnh và sống khỏe mạnh. Bạn hãy luôn giữ tinh thần lạc quan và cập nhật những thông tin mới về bệnh để hỗ trợ cho quá trình kiểm soát bệnh đạt hiệu quả cao.

 

Nguồn:

https://www.diabetes.org.uk/diabetes-the-basics/what-is-type-2-diabetes

https://www.diabetes.co.uk/type2-diabetes.html

https://www.everydayhealth.com/type-2-diabetes/symptoms/warning-signs-of-type-2-diabetes/

https://www.medicalnewstoday.com/articles/317477.php

https://www.everydayhealth.com/type-2-diabetes/guide