Hội chứng chuyển hóa không phải một bệnh cụ thể, mà là tập hợp các dấu hiệu khi cơ thể có sự bất thường trong chuyển hóa, ảnh hưởng đến các chỉ số đường huyết, huyết áp, mỡ máu. Người mắc hội chứng chuyển hóa sẽ đối mặt với nguy cơ cao bị bệnh tiểu đường tuýp 2 sau này.

Hội chứng chuyển hóa là một nguyên nhân gây ra tiểu đường tuýp 2

Hội chứng chuyển hóa là một nguyên nhân gây ra tiểu đường tuýp 2

Thế nào là hội chứng chuyển hóa?

Hội chứng chuyển hóa là một nhóm các yếu tố nguy cơ thường xuất hiện đồng thời trong cơ thể, bao gồm:

  • Tình trạng béo bụng (dư thừa chất béo quanh eo).
  • Rối loạn lipid máu (chỉ số triglyceride, cholesterol toàn phần, LDL-C cao, chỉ số HDL-C thấp).
  • Tăng huyết áp.
  • Rối loạn dung nạp glucose (đường).

Khi có các rối loạn chuyển hóa trên, những thay đổi tích cực trong lối sống là yếu tố đầu tiên giúp người bệnh trì hoãn, thậm chí là ngăn chặn sự tiến triển nặng hơn, gây ra các bệnh lý mạn tính nguy hiểm, ví dụ như tiểu đường tuýp 2 hay các bệnh tim mạch.

Làm thế nào để nhận biết hội chứng chuyển hóa?

Các biểu hiện của hội chứng chuyển hóa thường không quá rõ ràng, bệnh nhân thường phát hiện ra khi đi khám các bệnh khác và làm xét nghiệm máu.

Người bệnh được chẩn đoán là mắc hội chứng chuyển hóa khi có từ 3 trong 5 tiêu chí dưới đây:

  • Vòng eo > 101.6 cm đối với nam và > 89.6 cm đối với nữ.
  • Đường huyết lúc đói > 100 mg/dl (tương đương 5.5 mmol/l).
  • Huyết áp > 130/85 mmHg.
  • Cholesterol tỷ trọng thấp LDL-C > 150 mg/dl.
  • Cholesterol tỷ trọng cao HDL-C < 40 mg/dl.

Nguyên nhân gây ra hội chứng chuyển hóa

Có nhiều yếu tố tạo điều kiện cho rối loạn chuyển hóa xảy ra như:

  • Tuổi tác: Tuổi tác càng cao, nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa càng nhiều do sự lão hóa tự nhiên của các cơ quan trong cơ thể. Nguy cơ này sẽ tăng lên đến 40% ở người trên 60 tuổi.
  • Tiền sử gia đình có người mắc hội chứng chuyển hóa hoặc các bệnh tiểu đường, huyết áp, mỡ máu, tim mạch.
  • Người béo phì có chỉ số khối cơ thể BMI > 23 dễ gây ra hội chứng chuyển hóa.
  • Chế độ ăn mặn, ăn nhiều chất béo bão hòa và đường hóa học từ bánh, kẹo ngọt.
  • Lối sống ít vận động, đặc biệt hay gặp ở những người làm công việc văn phòng.

Lối sống ít vận động gây rối loạn chuyển hóa

Lối sống ít vận động gây rối loạn chuyển hóa

Cách điều trị hội chứng chuyển hóa, ngăn chặn bệnh tiểu đường tuýp 2

Mục đích hàng đầu của điều trị hội chứng chuyển hóa là ngăn chặn nguy cơ tiến triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2. Trong đó, giải pháp trước mắt và quan trọng nhất đó là điều chỉnh lối sống, duy trì những thói quen tích cực như:

Tăng cường hoạt động thể lực

Tập thể dục là yếu tố quan trọng để đẩy lùi rối loạn chuyển hóa, giảm cân, giảm mỡ bụng ở những người có vòng eo lớn. Bạn cần tập thể dục thường xuyên, ít nhất 30 phút/ ngày và 5 ngày/ tuần và không được bỏ quá 2 ngày liên tiếp. Tập thể dục có thể được kết hợp luôn với các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như làm vườn, dọn dẹp nhà cửa, đưa đón cháu đi học…

Chế độ ăn uống khoa học

Khi bị rối loạn chuyển hóa, bạn nên lưu ý một số điều sau trong chế độ ăn hàng ngày để tốt cho đường huyết, huyết áp, mỡ máu như:

  • Nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày (4 - 5 bữa), có thể bổ sung sữa hoặc trái cây ít ngọt vào các bữa phụ. Ăn đúng giờ, điều độ, tránh tình trạng đói quá hoặc no quá.
  • Ăn nhiều rau xanh, ăn rau và thức ăn trước khi ăn cơm sẽ giúp điều hòa đường huyết tốt hơn.
  • Áp dụng chế độ ăn nhạt để không làm tăng huyết áp, hạn chế những đồ ăn sẵn như xúc xích, lạp xưởng, thịt hun khói, các đồ muối như cà muối, dưa muối...
  • Tránh những đồ ăn chứa nhiều cholesterol và các chất béo bão hòa khác như nội tạng động vật, mỡ động vật, đồ ăn chiên rán nhiều lần.

Ăn uống khoa học giúp điều chỉnh chuyển hóa, ngăn chặn tiểu đường tuýp 2

Ăn uống khoa học giúp điều chỉnh chuyển hóa, ngăn chặn tiểu đường tuýp 2

Duy trì mức cân nặng hợp lý

Người béo phì khi mắc hội chứng chuyển hóa cần duy trì mức cân nặng phù hợp nếu không muốn tiến triển nhanh thành bệnh tiểu đường tuýp 2. Bạn nên giảm cân để đạt mức chỉ số BMI từ 18.5 - 22.9 kg/m2.

BMI là chỉ số tương quan giữa cân nặng và chiều cao, được tính theo công thức lấy cân nặng (kg) chia cho bình phương của chiều cao. Ví dụ, một người nặng 56 kg, cao 1m55 thì có chỉ số BMI = 56 : (1.55 x 1.55) = 23.3 kg/m2. Như vậy đối với người này cần giảm cân xuống để giảm chỉ số BMI.

Dùng thuốc điều trị

Điều trị dùng thuốc được áp dụng khi các biện pháp thay đổi chế độ ăn uống, tập luyện không hiệu quả. Bác sĩ có thể kê một số thuốc giúp là giảm đường huyết (Metformin), huyết áp (Perindopril), mỡ máu (Atorvastatin).

Dùng thảo dược thiên nhiên

Nhiều nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng, các thảo dược như lá Xoài, lá Neem, Quế chi, Mướp đắng, Hoàng bá có hiệu quả rõ ràng trong việc kiểm soát đồng thời các chỉ số đường huyết, huyết áp, mỡ máu.

Sử dụng ngay từ đầu những thảo dược trên, kết hợp với chế độ ăn uống và tập thể dục sẽ giúp bạn ngăn chặn kịp thời hội chứng chuyển hóa, tránh việc phải uống thuốc tây để điều trị.

Hiểu rõ bản chất của hội chứng chuyển hóa cũng như cách điều chỉnh kịp thời sẽ giúp bạn ngăn chặn tiến triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2. Trong đó, duy trì lối sống tích cực kết hợp với thảo dược tự nhiên là các phương pháp được ưu tiên hàng đầu.

 

Tài liệu tham khảo: medicalnewstoday