Metformin là thuốc hạ đường huyết mà hầu hết người bệnh tiểu đường type 2 sử dụng. Khi dùng loại thuốc này, bạn cần biết 7 điều sau để tránh gặp tác dụng phụ không mong muốn.

Hầu hết người bệnh tiểu đường type 2 đều được điều trị bằng Metformin.

Hầu hết người bệnh tiểu đường type 2 đều được điều trị bằng Metformin.

Metformin là thuốc gì?

Metformin là thuốc điều trị tiểu đường type 2 thuộc nhóm Biguanides. Nhờ tác dụng làm giảm đề kháng insulin, giảm lượng glycogen phân hủy thành glucose và làm chậm quá trình hấp thu đường tại ruột, sử dụng Metformin sẽ giúp giảm đường huyết về mức bình thường.

Các nghiên cứu cũng cho thấy thuốc còn giúp giảm 30% nguy cơ biến chứng tim mạch, đột quỵ và tử vong so với các thuốc hạ đường huyết khác (Glibenclamid, Chlorpropamide).

Các loại Metformin thường gặp

Một số thuốc chứa Metformin thường gặp trên thị trường có thể kể đến là Glucophage, Glucophage XR, Riomet, Fortamet, Glumetza, Obimet, Dianben, Diabex, metformin SR…

Ngoài sự phong phú về tên thuốc (tên biệt dược), Metformin cũng được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau như:

  • Viên 500mg - 850mg - 1000mg
  • Viên nén giải phóng kéo dài (có ký hiệu XR, SR ở tên thuốc) 500mg -700mg - 1g.
  • Dạng bột không đường 500mg - 1g
  • Dung dịch uống 500mg/ 5ml, 750mg/5ml, 1g/5ml không đường

Hiện nay, thuốc còn được kết hợp với các nhóm thuốc trị tiểu đường khác. Ví dụ như Glucovance (Metformin + Glibenclamid), Janumet (Metformin + sitagliptin), CoMiaryl (Metformin + Glimepiride). Mục đích của những thuốc phối hợp này là giúp người bệnh hạn chế quên uống thuốc.

Glucophage là thuốc chứa Metformin phổ biến nhất hiện nay

Glucophage là thuốc chứa Metformin phổ biến nhất hiện nay.

Ai có thể dùng và không thể dùng Metformin?

Metformin được chỉ định cho người lớn và trẻ em từ 10 tuổi trở lên mắc tiểu đường type 2. Người bệnh tiền tiểu đường hoặc có nguy cơ cao với bệnh tiểu đường cũng có thể sử dụng loại thuốc này để giảm đường huyết.

Thuốc chỉ chống chỉ định với những đối tượng suy gan, suy thận, suy tim, nhiễm toan chuyển hóa, nhiễm khuẩn nặng. Riêng phụ nữ có thai và cho con bú vẫn có thể sử dụng Metformin dưới sự theo dõi của bác sĩ. Bởi đã có nhiều bằng chứng chứng minh Metformin không gây hại cho đối tượng này.

Cách dùng thuốc Metformin

Người bệnh nên dùng Metformin cùng bữa ăn để tránh các tác dụng phụ không mong muốn trên đường tiêu hóa. Nếu chỉ dùng thuốc 1 lần/ngày thì nên dùng vào buổi sáng. Với những dạng thuốc giải phóng kéo dài hoặc giải phóng chậm (có ký hiệu XR, SR), người bệnh nên nuốt cả viên với một ly nước, tránh nhai nát viên thuốc.

Liều dùng Metformin sẽ thay đổi tùy theo tình trạng bệnh của mỗi người bệnh. Người đã bị tiểu đường type 2 sẽ có liều dùng khác người có nguy cơ mắc bệnh hoặc bị tiền tiểu đường.

Với người bệnh tiểu đường type 2

  • Dùng dạng viên bình thường: Liều dùng Metformin ban đầu sẽ là 500mg uống 2 viên/ngày cách nhau 12 giờ hoặc 850mg uống một lần/ ngày trong bữa ăn. Sau đó, có thể tăng lên 1500 - 2500 mg/ ngày uống mỗi 8-12 giờ một lần trong bữa ăn. Tuy nhiên, liều tối đa không vượt quá 2500 mg/ ngày.
  • Dùng dạng giải phóng kéo dài (giải phóng chậm) 
  • Glucophage XR: 500mg uống một lần/ ngày vào bữa tối; liều tối đa không vượt quá 2000mg/ ngày.
  • Fortamet: 500 - 1000mg uống một lần/ ngày; liều tối đa không vượt quá 2500 mg/ ngày
  • Glumetza: 1000mg uống một lần/ ngày; liều tối đa không vượt quá 2000mg/ ngày

Với đối tượng có nguy cơ cao mắc tiểu đường, tiền tiểu đường

Dùng 850mg mỗi ngày, 2 lần/ngày cách nhau 12 tiếng.

Người bệnh tiểu đường nên uống Metformin trong bữa ăn.

Người bệnh tiểu đường nên uống Metformin trong bữa ăn.

Metformin có tác dụng phụ gì?

Tác dụng phụ thường gặp nhất của Metformin là tiêu chảy, đau dạ dày, buồn nôn, có vị kim loại trong miệng. Ngoài ra, thuốc còn có thể gây ra một số tác dụng phụ ít gặp khác như gây giảm cân nhẹ,  tổn thương gan, thiếu vitamin B12 (vàng da, vàng mắt; đau lưỡi, loét miệng, yếu cơ, giảm thị lực

Khi dùng đơn độc thì Metformin không gây hạ đường huyết hay tăng cân như các thuốc điều trị tiểu đường khác. Tuy nhiên nếu dùng kết hợp cùng insulin hoặc sulfonylurea thì bệnh nhân có thể gặp tác dụng phụ này. Dấu hiệu hạ đường huyết thường thấy là người bệnh cảm thấy đói, run tay chân, vã mồ hôi, choáng váng…

Các lưu ý khi sử dụng Metformin

Để Metformin phát huy tác dụng ổn định đường huyết tốt nhất và hạn chế tác dụng phụ, người bệnh sử dụng Metformin cần tuân thủ một số lưu ý sau:

Dùng đúng liều, đúng lúc và tái khám định kỳ

Việc tự tăng giảm liều sẽ có thể khiến đường huyết bị hạ thấp hoặc tăng cao quá mức. Cả hai điều này đều khiến bạn dễ gặp biến chứng hơn. Để an toàn, bạn nên dùng theo đơn của bác sĩ. Nếu vô tình quên uống thuốc, đừng uống bù gấp đôi liều mà nên tiếp tục dùng với liều ban đầu và theo dõi đường huyết.

Bên cạnh đó, hàng tháng hoặc 3 tháng 1 lần, bạn nên đi khám lại. Việc đi khám, đo đường huyết và HbA1c sẽ giúp bạn biết được liệu thuốc của mình có còn hiệu quả hay không. Nếu thuốc không hiệu quả, bác sĩ sẽ điều chỉnh lại cho bạn.

Báo cho bác sĩ nếu có dấu hiệu nghi ngờ tác dụng phụ

Nếu nghi ngờ uống Metformin bị tác dụng phụ, bạn cần báo cho bác sĩ để được hướng dẫn cách xử trí. Trường hợp

Một số biện pháp dưới đây cũng sẽ giúp bạn giảm nhẹ các tác dụng phụ của Metformin:

  • Uống nhiều nước nếu có triệu chứng tiêu chảy, nôn.
  • Chia nhỏ bữa ăn, nghỉ ngơi thư giãn khi thấy đầy bụng, khó tiêu.
  • Nhai kẹo cao su không đường để giảm bớt vị kim loại trong miệng.
  • Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin B12 (cá hồi, hạnh nhân, hạt điều, sữa ít béo, rau trái cây có màu xanh…) nhằm phòng tránh nguy cơ thiếu vitamin B12.

Không bỏ qua chế độ ăn, tập luyện lành mạnh

Chế độ ăn và tập luyện không giúp bạn bỏ được Metformin. Nhưng nếu không thực hiện giải pháp này, bạn sẽ dễ phải tăng liều thuốc mới kiểm soát được đường huyết.

Chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường nên có đủ các nhóm chất dinh dưỡng (chất bột đường, chất đạm, chất béo). Bạn không nên ăn kiêng quá mức hoặc bỏ bữa để tránh bị thiếu chất. Thay vào đó, bạn nên chia nhỏ bữa ăn, ăn đúng giờ và ăn rau xanh vào đầu bữa.

Về tập luyện, những bài tập vừa phải, điều độ hàng ngày sẽ giúp bạn ổn định đường huyết tốt hơn. Nếu bắt buộc phải hoạt động gắng sức, bạn nên ăn nhẹ với các bữa phụ trước thực hiện để tránh bị hạ đường huyết.

Xem thêm: Bệnh tiểu đường nên ăn gì, kiêng gì?

Chế độ ăn lành mạnh và uống thuốc đúng giờ là lưu ý quan trọng khi dùng Metformin

Chế độ ăn lành mạnh và uống thuốc đúng giờ là lưu ý quan trọng khi dùng Metformin

Kết hợp với các thảo dược hỗ trợ ổn định đường huyết

Ưu điểm của việc sử dụng thảo dược là an toàn, không gây hại gan thận. Không chỉ vậy, nhiều thảo dược còn được chứng minh giúp tăng hiệu quả ổn định đường huyết, từ đó tránh việc phải tăng liều thuốc gây tăng nguy cơ tác dụng phụ.

Theo BS Hoàng Khánh Toàn, Chủ nhiệm khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện trung ương quân đội 108, người bệnh tiểu đường có thể sử dụng các thảo dược như Lá xoài, Lá neem, Mướp đắng, Quế chi, Hoàng bá. Sự kết hợp của các thảo dược này tạo ra tác động toàn diện lên quá trình chuyển hóa đường trong cơ thể, nhờ đó giúp giảm đường máu khi đói, sau ăn, HbA1c hiệu quả.

Xem thêm: 5 thảo dược “khắc tinh” của bệnh tiểu đường

Thuốc Metformin mua ở đâu, giá bao nhiêu?

Metformin là thuốc kê đơn rất phổ biến với bệnh tiểu đường type 2 nên có thể mua ở các nhà thuốc trong bệnh viện hoặc nhà thuốc tư nhân trên cả nước. Giá thuốc Metformin sẽ phụ thuộc vào dạng bào chế và công ty sản xuất nhưng thường dao động trong khoảng 40.000 - 110.000 VNĐ/ hộp. Dưới đây là bảng giá cụ thể của một số thuốc chứa Metformin trên thị trường hiện nay:

  • Glucophage 500mg dạng viên bao phim của Merck có giá khoảng 100.000 VNĐ/hộp.
  • Glucophage XR 750mg dạng viên giải phóng kéo dài của Merck có giá khoảng 110.000VNĐ/ hộp.
  • Metformin Stada 500mg của Công ty liên doanh TNHH Stada-Việt Nam – VIỆT NAM có giá khoảng 40.000VNĐ/hộp.
  • Metformin Stada 850mg của Chi nhánh Công ty TNHH LD Stada-Việt Nam – VIỆT NAM có giá khoảng 75.000VNĐ/hộp.
  • Metformin 500 mg của Công ty cổ phần dược phẩm trung ương 1 – Pharbaco có giá khoảng 45.000VNĐ/hộp.

Mặc dù ra đời đã lâu nhưng Metformin vẫn là thuốc điều trị tiểu đường type 2 tốt nhất hiện nay. Hiểu các thông tin liên quan đến Metformin và các lưu ý quan trọng trong quá trình sử dụng sẽ giúp người bệnh tiểu đường tránh được tác dụng phụ mà vẫn đảm bảo đường huyết ổn định trong giới hạn cho phép.

 

Nguồn tham khảo:

https://www.diabetes.co.uk/insulin/diabetes-and-metformin.html

https://www.nhs.uk/medicines/metformin/

https://www.rxlist.com/consumer_metformin/drugs-condition.htm