Tại bệnh viện Sư Vạn Hạnh, phương pháp điều trị bệnh đái tháo đường bằng tế bào gốc đã được thực hiện thành công trên nhiều bệnh nhân. Phương pháp này hứa hẹn mang đến kết quả kiểm soát đường huyết, giảm thiểu biến chứng tốt hơn cho người bệnh.
Trong bài viết sau đây, hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về tế bào gốc và lợi ích của phương pháp này với người bệnh đái tháo đường.
Tế bào gốc là tế bào có khả năng biệt hóa thành nhiều tế bào khác nhau, hứa hẹn sẽ giúp điều trị bệnh đái tháo đường hiệu quả
Thực trạng điều trị đái tháo đường
Các phương pháp chính điều trị bệnh đái tháo đường hiện nay là dùng thuốc và không dùng thuốc. Điều trị không dùng thuốc bao gồm: kiểm soát chế độ ăn, tập luyện và thay đổi lối sống.
Thuốc điều trị đái tháo đường đã có nhiều cải tiến mới như ít tác dụng phụ hơn, cho hiệu quả hạ đường huyết tốt hơn. Tuy nhiên tỷ lệ người mắc các biến chứng đái tháo đường và tử vong vì chúng vẫn chưa giảm rõ rệt. Bởi các phương pháp này không giải quyết được gốc rễ của bệnh là sự suy yếu của tế bào beta tuyến tụy. Cấy ghép tế bào gốc có tiềm năng giải quyết được vấn đề này.
Điều trị bệnh đái tháo đường bằng cách cấy tế bào gốc
Tế bào gốc là gì?
Tế bào gốc có khả năng biệt hóa thành nhiều loại tế bào khác nhau trong cơ thể. Chúng có nhiều trong mô tủy xương, mô mỡ hay các nguồn hiến tạng như mô dây rốn, moo tủy răng… Do khả năng biệt hóa cao, nên loại tế bào này được ứng dụng để điều trị nhiều căn bệnh khác nhau, chẳng hạn như thoái hóa khớp, chấn thương cột sống, xơ gan, đái tháo đường, bệnh lý thần kinh…
Không chỉ có khả năng biệt hóa thành các tế bào khác, tế bào gốc còn giúp kích thích tế bào non phát triển thành tế bào trưởng thành và thực hiện chức năng của chung. Sau khi được tách ra khỏi cơ thể, các tế bào gốc này sẽ được nuôi dưỡng trong một môi trường đặc biệt và sau đó được cấy ghép vào vùng cơ thể cần điều trị. Vì vậy sẽ không có chuyện điều trị bệnh đái tháo đường bằng cách uống tế bào gốc hoặc bôi tế bào gốc như một số cơ sở có quảng cáo.
Lợi ích của tế bào gốc với bệnh đái tháo đường
Nhiều bệnh nhân đái tháo đường đã giảm được liều thuốc tiêm và thuốc uống khi cấy ghép tế bào gốc
Khi cấy ghép tế bào gốc, chúng có khả năng:
- Biệt hóa từ tế bào gốc thành tế bào sản xuất insulin
- Thúc đẩy sự tái tạo của các tế bào còn non trẻ trong tuyến tụy thành tế bào tụy trưởng thành.
- Bảo vệ tế bào tuyến tụy khỏi quá trình stress oxy hóa gây chết tế bào.
- Làm giảm tình trạng kháng insulin ở mô ngoại vi.
Tại bệnh viện Sư Vạn Hạnh, sau 9 tháng điều trị bằng tế bào gốc, chỉ số đường huyết của bệnh nhân giảm xuống mức cho phép: đường huyết khi đói 6.03 mmol/dl, sau ăn 2h 10.10 mmol/l và HbA1c 6.8%. Bệnh nhân được giảm liều thuốc uống và ngừng tiêm insulin.
Không chỉ giảm được liệu thuốc tiêm, sử dụng tế bào gốc còn giúp làm giảm tỷ lệ trầm cảm, giúp người bệnh bị nhiễm trùng hồi phục nhanh hơn và hạn chế thiếu máu ở bệnh nhân suy thận mạn do đái tháo đường.
Tế bào gốc có chữa khỏi hoàn toàn bệnh đái tháo đường
Mặc dù kết quả điều trị ban đầu khi cấy ghép tế bào gốc rất khả quan, tuy nhiên phương pháp này vẫn còn là phương pháp mới, cần được theo dõi thêm. Mặc khác, khả năng chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh này
Nhìn chung, khả năng chữa khỏi hoàn toàn bệnh tiểu đường của phương pháp tế bào gốc vẫn cần nghiên cứu và thử nghiệm thêm. Tuy nhiên, tế bào gốc được coi là 1 trong 3 phương pháp điều trị tiểu đường mới hiệu quả nhất hiện nay.
Nguồn:
https://benhvienvanhanh.com/dai-thao-duong-type-2-va-te-bao-goc/sp-615lvi.html