Nếu bạn vẫn cảm thấy tiểu nhiều, uống nhiều, sụt cân, mệt mỏi thường xuyên, mất nước, hơi thở có mùi trái cây lên men…. có nghĩa là bạn sẽ cần đến cách hạ đường huyết nhanh chóng. Bạn có thể thỏa sức lựa chọn trong 14 cách sau đây (tốt nhất hãy kết hợp chúng với nhau) để hạ đường huyết tại nhà, từ đó chấm dứt nỗi lo đường huyết tăng cao.
Giữ đầu óc tránh xa muộn phiền cũng sẽ giúp bạn giảm được đường máu
Đừng ngồi quá nhiều, hãy đi lại và vận động mỗi ngày
Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp giảm cân và tăng độ nhạy của của insulin nhờ đó làm giảm đường máu. Tập luyện cũng giúp cơ bắp sử dụng đường nhiều hơn.
Nếu mức đường huyết của bạn không ổn định hoặc tăng cao, đừng ngồi quá nhiều, hãy đứng lên đi lại và duy trì luyện tập thể thao thường xuyên. Các bài tập giúp hạ đường máu nhanh được khuyến cáo bao gồm: bơi lội, chạy bộ, đi bộ, đạp xe…
Cách hạ đường huyết nhanh sau ăn là đi bộ
Một trong những cách đơn giản nhất để làm giảm đường huyết sau ăn là đi bộ. Chỉ cần 15 phút đi bộ sau mỗi bữa ăn đã giúp kiểm soát đường huyết trong vòng 24 giờ.
Hoạt động đi bộ sau khi ăn sẽ giúp cơ thể tăng cường trao đổi glucose, tăng sử dụng đường tại gan cơ, nhờ đó làm giảm đường huyết hiệu quả. Sau khi ăn, bạn nên nghỉ ngơi 30 phút trước khi đi bộ.
Uống nhiều nước giúp hạ đường huyết cấp tốc
Nếu bạn kiểm tra đường huyết và nhận thấy giá trị này tăng cao, hãy thử uống một cốc nước lớn, có thể là nước lọc, trà quế hoặc trà xanh. Đây là một trong những cách hạ đường huyết nhanh mà bạn có thể áp dụng.
Nhâm nhi trà xanh mỗi ngày
Trà có vô vàn lợi ích cho sức khỏe, trong đó có việc làm giảm đường huyết. Các loại trà đen hoặc trà xanh giúp cải thiện độ nhạy cảm của insulin lên gấp 15 lần. Trong trà cũng có rất nhiều các chất giúp thư giãn, chống oxy hóa, giảm viêm, đều rất tốt cho người tiểu đường.
Ăn cà chua vừa giúp hạ đường huyết, vừa giảm huyết áp
Cà chua để ăn sống hoặc nấu chín đều có rất nhiều dinh dưỡng, giúp làm giảm nguy cơ ung thư, ngăn ngừa bệnh tim, thoái hóa điểm vàng và giống như các loại rau khác, chúng có chỉ số đường huyết thấp, không làm tăng đường huyết quá nhiều sau ăn.
Một nghiên cứu cho thấy, ăn cà chua cùng các loại rau, sữa chua lên men vào bữa sáng giúp làm giảm huyết áp, giảm nguy cơ tim mạch ở người tiểu đường tuýp 2.
Ăn cà chua giúp làm giảm đường huyết
Ăn trái cây có múi (cam, quýt, bưởi)
Trái cây có múi cung cấp nguồn chất xơ tuyệt vời cho cơ thể. Đồng thời chúng rất giàu vitamin C, vitamin A tốt cho người bệnh tiểu đường. Khi ăn trái cây, bạn nên ăn nguyên quả để giữ chất xơ, không nên uống dưới dạng ép hoặc vắt vì sẽ dễ làm tăng đường huyết.
Lựa chọn thực phẩm lành mạnh
Thức ăn có chứa chất bột, đường khi vào cơ thể được chuyển hóa thành glucose và được insulin đưa đường từ máu vào tế bào tạo ra năng lượng.
Khi bạn ăn quá nhiều thực phẩm chứa chất bột và đường, đường trong máu tăng cao, làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là các bệnh lên tim mạch.
Tuy nhiên, Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ cho biết, bạn hoàn toàn có thể làm chủ được việc lựa chọn thực phẩm, nhằm giữ đường máu trong giới hạn ổn định. Lời khuyên là nên ăn đủ nhu cầu năng lượng của cơ thể, giảm bớt chất bột đường.
Ăn nhiều thực phẩm chứa crom và magie
Cả crom và magie đều đã được chứng minh có hiệu quả hạ đường huyết nhanh. Do đó, hãy bổ sung những thực phẩm này hàng ngày trong chế độ ăn của bạn.
Các thực phẩm mà bạn có thể tham khảo bao gồm: hạnh nhân, đậu phộng, hạt điều, quả bơ, rau có màu xanh lá đậm, lòng đỏ trứng, ngũ cốc nguyên hạt…
Thêm bột quế khi chế biến món ăn
Quế chi có thể hạ đường huyết cấp tốc nếu đường máu sau ăn đột nhiên tăng cao
Thêm một chút bột quế vào cốc trà, cà phê, hoặc khi chế biến món ăn sáng sẽ giúp làm giảm đường huyết và HbA1c. Đồng thời, quế cũng giúp làm giảm huyết áp, giảm mỡ máu hiệu quả.
Ăn sữa chua hàng ngày
Sữa chua có khá nhiều vi khuẩn đường ruột probiotic. Loại vi khuẩn này đã được chứng minh có khả năng giảm đường máu và giảm HbA1c ở người tiểu đường tuýp 2, đồng thời cải thiện chỉ số huyết áp.
Khi ăn sữa chua, bạn có thể trộn cùng các loại quả hạch, salad, trộn cùng hoa quả tươi… Tuy nhiên, nên ăn sữa chua nguyên chất, không đường và ăn vào các bữa phụ hoặc bữa ăn sáng. Không nên ăn sữa chua lúc đói vì có thể gây đau dạ dày.
Luôn ăn rau, chất đạm và chất béo trước chất bột đường
Thay vì ăn tất cả các món ăn trong cùng một bữa cùng lúc với nhau, bạn hãy thử tách chúng ra. Ăn rau và thực phẩm chứa chất đạm và chất béo trước, sau đó mới ăn cơm là mẹo nhỏ để giúp làm giảm đường huyết tăng cao sau ăn.
Giảm căng thẳng
Căng thẳng sẽ khiến đường máu tăng cao. Một nghiên cứu cho thấy, tập thể dục, thư giãn tinh thần và ngồi thiền giúp làm giảm đáng kể lượng đường trong máu. Các bài tập yoga, hoặc đôi khi là hít sâu thở chậm cũng ảnh hưởng tích cực tới hoạt động của insulin.
Giảm cân có lợi cho người tiểu đường tuýp 2
Giảm cân là bước đầu tiên nếu một người thừa cân, béo phì hoặc có vòng bụng lớn, mỡ tạng nhiều cần làm trước khi dùng thuốc hạ đường huyết. Giảm cân là cách hạ đường huyết nhanh chóng, đồng thời mang lại nhiều lợi ích lâu dài, trong đó tốt nhất là giúp làm giảm kháng insulin.
Dùng thảo dược, cách hạ đường huyết hiệu quả của tương lai
Sử dụng các hoạt chất sinh học trong các thảo dược truyền thống được coi là bước hạ đường huyết khôn ngoan, hứa hẹn sẽ còn phát triển trong tương lai.
Nhiều nghiên cứu cho thấy lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng có khả năng giảm và ổn định đường huyết hiệu quả cho người tiểu đường tuýp 2, tiền tiểu đường. Viện thực phẩm chức năng Việt Nam cũng đã thành công khi ứng dụng hoạt chất sinh học tự nhiên có trong các thảo dược này trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex (*).
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex giúp hỗ trợ giảm và ổn định đường huyết cho người tiểu đường tuýp 2, tiền tiểu đường
Với 14 cách hạ đường huyết nhanh này, chắc chắn bạn sẽ không còn đau đầu suy nghĩ làm thế nào để đưa đường máu về ngưỡng bình thường. Quan trọng nhất là bạn cần kiên trì, làm mỗi ngày, tạo dựng thành một thói quen sống lành mạnh, có như vậy bạn sẽ sống vui vẻ và khỏe mạnh hơn.
(*) Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Nguồn:
https://www.medicalnewstoday.com/articles/321123.php
https://www.healthline.com/nutrition/15-ways-to-lower-blood-sugar
https://www.thediabetescouncil.com/best-ways-to-bring-high-blood-sugar-down/