Năm 2020, có đến 8 loại thuốc tiểu đường thế hệ mới bắt đầu được sử dụng tại Việt Nam, giúp bác sĩ và người bệnh có nhiều lựa chọn hơn trong quá trình điều trị. Vậy 8 loại thuốc này có gì nổi trội hơn so với các thuốc cũ? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé.

Bydureon (Exenatide) - Thuốc đầu tiên trị tiểu đường type 2 dùng 1 lần/tuần

Bydureon là thuốc đầu tiên điều trị tiểu đường type 2 có tác dụng kéo dài tới 1 tuần được phê duyệt ra thị trường. Với thuốc này, người bệnh chỉ cần tiêm dưới da vùng đùi, bụng hoặc cánh tay trước bữa ăn một tuần một lần.

Khi sử dụng Bydureon, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ với mức độ nhẹ như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau đầu và ngứa chỗ tiêm. Ngoài ra, nhà sản xuất cũng khuyến cáo những người có tiền sử ung thư biểu mô tuyến giáp thể tủy hoặc đang chạy thận nhân tạo không nên sử dụng Bydureon vì chưa có nhiều nghiên cứu được tiến hành trên hai đối tượng này.

Với Bydureon, người bệnh tiểu đường có thể ổn định đường huyết chỉ với 1 lần dùng thuốc/tuần

Với Bydureon, người bệnh tiểu đường có thể ổn định đường huyết chỉ với 1 lần dùng thuốc/tuần

Symlin (Pramlintide acetate) - Thuốc mới dạng tiêm cho người tiểu đường tuýp 1

Từ trước đến nay, insulin là lựa chọn duy nhất của người bệnh tiểu đường tuýp 1. Năm 2020 đánh dấu bước đột phá mới khi thuốc Symlin được chấp thuận trong điều trị, mở ra cơ hội điều trị tốt hơn với những người tiểu đường tuýp 1 dị ứng insulin.

Lưu ý quan trọng khi sử dụng Symlin là người bệnh cần tiêm ngay trước bữa ăn chính vào thành bụng hoặc đùi. Tuyệt đối không tiêm ở cánh tay vì tiêm ở khu vực này làm giảm hấp thụ thuốc và giảm khả năng hạ đường huyết của thuốc.

Các triệu chứng buồn nôn, nôn, chán ăn, mệt mỏi, chóng mặt, đau khớp… là các tác dụng phụ hay gặp khi dùng Symlin. Thuốc chống chỉ định cho những người tiểu đường có viêm loét dạ dày hoặc có HbA1c > 9%.

Symlin (Pramlintide acetate) – Thuốc tiêm có thể thay thế insulin cho người tiểu đường tuýp 1 trong tương lai

Symlin (Pramlintide acetate) – Thuốc tiêm có thể thay thế insulin cho người tiểu đường tuýp 1 trong tương lai

Humalog (insulin lispro) - Thuốc hạ đường huyết tác dụng nhanh chỉ sau 15 phút

Humalog là thuốc tiêm insulin có ưu điểm vượt trội là tác dụng nhanh, chỉ cần dùng trước ăn 15 phút hoặc ngay sau ăn. Tác dụng hạ đường huyết sẽ xuất hiện ngay sau khi tiêm chỉ khoảng 15 phút và duy trì hiệu quả trong 2 - 4 giờ.

Humalog được sử dụng cho cả tiểu đường type 1 và type 2. Do có thành phần chính là insulin nên tác dụng phụ thường gặp của thuốc này cũng là hạ đường huyết quá mức.

Humalog là một loại Insulin tác dụng nhanh

Humalog là một loại Insulin tác dụng nhanh

Toujeo (insulin glargine) - Thuốc tiêm insulin tác dụng kéo dài tới 36 giờ

Có cùng thành phần, cơ chế tác dùng, liều dùng như thuốc Lantus đang lưu hành trên thị trường hiện nay, Toujeo ưu việt hơn ở chỗ: tác dụng hạ đường huyết bắt đầu xuất hiện ngay trong 6 giờ và duy trì tới 36 giờ sau khi tiêm. Sau khoảng 5 ngày sử dụng, mức đường huyết của người bệnh sẽ dần đi vào quỹ đạo ổn định.

Nhiễm khuẩn hô hấp và cảm lạnh là các tác dụng phụ cần chú ý khi sử dụng loại thuốc này.

Toujeo là dạng Insulin có thể kéo dài tác dụng đến 36 giờ

Toujeo là dạng Insulin có thể kéo dài tác dụng đến 36 giờ

Soliqua 100/33 (insulin glargine và lixisenatide) - Thuốc tiêm Insulin ít gây hạ đường huyết đột ngột

Nhờ kết hợp 2 thành phần là insulin glargine (insulin tác dụng kéo dài) và lixisenatide (thuốc đồng vận thụ thể GLP-1), Soliqua giúp giảm bớt nguy cơ hạ đường huyết quá nhanh so với các loại insulin đơn độc. Người bệnh chỉ cần dùng 1 liều duy nhất mỗi ngày.

Các tác dụng không mong muốn thường gặp khi dùng thuốc này là buồn nôn, tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp và đau đầu.

Soliqua 100/33 có 2 thành phần thuốc trị tiểu đường kết hợp

Soliqua 100/33 có 2 thành phần thuốc trị tiểu đường kết hợp

Trulomatic (dulaglutide) - Thuốc tiêm dùng 1 lần/ tuần, giúp giảm cân hiệu quả

Ưu điểm nổi bật của Trulomatic là người bệnh chỉ cần tiêm dưới da 1 lần/ tuần nên rất thuận tiện và hạn chế tình trạng quên thuốc. Ngoài công dụng giảm đường huyết, Trulomatic còn làm giảm cảm giác thèm ăn nên rất có lợi cho người tiểu đường type 2 bị thừa cân, béo phì. Nguy cơ hạ đường huyết của loại thuốc này cũng thấp hơn nhiều so với insulin và các thuốc nhóm sulfonylurea (glycyclamid, tolbutamid, glibenclamid…).

Tác dụng không mong muốn thường gặp khi dùng thuốc này gồm buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng… Ngoài ra, một số báo cáo cho thấy Trulomatic có thể gây ung thư tuyến giáp. Do đó thuốc này thường được kê đơn kết hợp với các thuốc tiểu đường khác chứ hiếm khi sử dụng đơn độc một mình.

Trulomatic chống chỉ định cho người tiểu đường type 2 có tiền sử gia đình hoặc bản thân đang mắc ung thư tuyến giáp, khối u tuyến giáp. Người bệnh cần báo ngay với bác sĩ nếu khi dùng xuất hiện các biểu hiện như nổi cục hoặc sưng ở cổ, khàn giọng, khó nuốt hoặc khó thở vì đây có thể là triệu chứng của ung thư tuyến giáp.

Với Trulomatic, người bệnh tiểu đường chỉ cần dùng thuốc một tuần một lần

Với Trulomatic, người bệnh tiểu đường chỉ cần dùng thuốc một tuần một lần

Victoza (liraglutide) - Thuốc giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ ở người tiểu đường

Victoza là thuốc duy nhất trong nhóm chủ vận thụ thể GLP-1 giúp giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ ở người tiểu đường type 2. Đây là bước đột phá vì người tiểu đường tuýp 2 có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao gấp 4 lần so với người bình thường.

Ngoài việc chỉ cần dùng 1 lần/ngày, Victoza không bị gò bó về thời gian sử dụng nên rất thích hợp với những người bệnh hay quên uống thuốc đúng giờ.

Tác dụng phụ chủ yếu hay gặp khi dùng thuốc này liên quan đến đường tiêu hóa như đau dạ dày, buồn nôn, tiêu chảy và đau đầu.

Victoza giúp giảm nguy cơ đột quỵ và tử vong do tim mạch ở tiểu đường type 2

Victoza giúp giảm nguy cơ đột quỵ và tử vong do tim mạch ở tiểu đường type 2

Jardiance (empagliflozin) - Thuốc làm giảm nguy cơ tử vong do biến chứng tim mạch

Jardiance được chứng minh giúp làm giảm nguy cơ tử vong do tim mạch ở người bệnh tiểu đường type 2. Đây là ưu điểm nổi trội của sản phẩm này vì các nghiên cứu đều cho thấy biến chứng tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở người bệnh tiểu đường.

Tác dụng phụ thường gặp khi dùng thuốc này gồm mất nước và huyết áp thấp gây chóng mặt, ngất xỉu; nhiễm khuẩn tiết niệu, tăng LDL cholesterol và suy thận.

Jardiance (empagliflozin) giảm nguy cơ tử vong vì biến chứng tim mạch ở người tiểu đường

Jardiance (empagliflozin) giảm nguy cơ tử vong vì biến chứng tim mạch ở người tiểu đường

Trên đây là danh sách 8 loại thuốc Tây chữa tiểu đường mới nhất được công bố và cho phép sử dụng tại Việt Nam. Các loại thuốc này đã khắc phục được một số nhược điểm của các thuốc thế hệ trước nhưng vẫn chưa loại bỏ được hoàn toàn các tác dụng phụ. Tuy nhiên, không thể phủ nhận, những loại thuốc thế hệ mới này đã mang lại hy vọng cho người bệnh tiểu đường, giúp họ xoa dịu nỗi lo và vững tin hơn vào quá trình điều trị.

 

 

Nguồn tham khảo:

https://www.drugs.com/article/new-diabetes-treatments.html

https://www.webmd.com/diabetes/news/20190920/fda-oks-new-pill-for-type-2-diabetes

https://www.youtube.com/watch?v=CzxuQaNEATA