Chỉ với 3 phương pháp điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả nhất hiện nay bao gồm: điều trị bằng thuốc, điều trị không dùng thuốc và dùng thảo dược hạ đường máu sẽ giúp bạn sống khỏe, sống lâu hơn.
Mục tiêu chữa bệnh tiểu đường là cần giảm và ổn định đường huyết để ngăn chặn biến chứng tiểu đường
Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) là gì?
Tiểu đường là bệnh mạn tính xảy ra khi đường glucose trong máu tăng cao kéo dài. Dựa theo nguyên nhân gây bệnh, tiểu đường được chia thành 2 loại chính, tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2.
Bệnh tiểu đường tuýp 1 xảy ra khi cơ thể phá hủy các tế bào sản xuất insulin của tuyến tụy. Điều này đồng nghĩa là người bệnh không thể tạo ra insulin, họ buộc phải sử dụng insulin suốt đời để điều chỉnh lượng đường trong máu.
Những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 thường do đề kháng insulin. Cơ thể họ vẫn sản xuất đủ insulin nhưng các tế bào “từ chối” sử dụng, khiến đường huyết tăng dần. Tiểu đường tuýp 2 chiếm hơn 95% trên tổng số người bệnh tiểu đường . Trong bài viết này chúng ta đề cập đến chủ yếu cách chữa tiểu đường tuýp 2.
Bệnh tiểu đường có chữa khỏi hoàn toàn được không?
Những nghiên cứu mới nhất cho thấy tiềm năng của một số cách chữa bệnh tiểu đường như liệu pháp tế bào gốc, ghép tuyến tụy… Thế nhưng vẫn chưa có phương pháp nào có thể khẳng định chắc chắn chữa khỏi bệnh tiểu đường tuýp 2, bởi nguyên nhân “tận gốc” gây bệnh vẫn chưa được làm sáng tỏ.
Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không?
Tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm, bởi lượng đường trong máu tăng cao kéo dài nếu không được đưa về ngưỡng an toàn, chúng có thể gây hại cho nhiều cơ quan trong cơ thể, làm tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim, mù lòa, suy thận, đoạn chi… thậm chí có thể ảnh hưởng tới tính mạng. Nếu không được điều trị, các biến chứng tiểu đường xảy ra nhanh hơn làm giảm tuổi thọ của người bệnh.
Mục tiêu điều trị bệnh tiểu đường
Mục tiêu quan trọng nhất khi điều trị bệnh tiểu đường là luôn kiểm soát đường huyết trong giới hạn an toàn. Đồng thời cần điều trị tốt các biến chứng và bệnh mắc kèm như huyết áp cao, rối loạn mỡ máu.
Hiệp hội Đái tháo đường thế giới khuyên bạn nên duy trì đường huyết ở ngưỡng an toàn như bảng sau:
3 cách chữa bệnh tiểu đường tuýp 2 tốt nhất hiện nay(*) Lưu ý chỉ số đường huyết an toàn, HbA1c có thể thay đổi tùy thuộc vào giới tính, độ tuổi mắc bệnh, mức độ bệnh, có biến chứng hay chưa… Bạn hãy hỏi bác sĩ để biết chính xác vùng đường huyết an toàn của mình là bao nhiêu.
Bạn có thể cải thiện triệu chứng bệnh tiểu đường, ngăn chặn các biến chứng bằng cách kiểm soát chế độ ăn, luyện tập phù hợp và sử dụng thuốc đúng chỉ định.
Cách chữa tiểu đường không dùng thuốc
May mắn rằng với bệnh tiểu đường tuýp 2 giai đoạn đầu, bạn có nhiều cơ hội trì hoãn thời gian dùng thuốc tối đa lên tới 5 năm nếu thực hiện đúng các hướng dẫn sau đây.
Kiểm soát chế độ ăn
Người bệnh tiểu đường nên ăn rau lá xanh, trái cây, rau, đậu, ngũ cốc nguyên vỏ, thịt gia cầm bỏ da, cá, thịt nạc… Đồng thời, họ nên hạn chế thực phẩm, thức ăn chứa nhiều đường, tinh bột, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn mặn.
Tập thể dục đều đặn
Tập luyện ít nhất 30 phút mỗi ngày, tất cả các ngày trong tuần sẽ đem lại lợi ích trong kiểm soát bệnh tiểu đường. Các bài tập phù hợp như đi bộ nhanh, đạp xe, bơi lội…
Theo dõi đường huyết thường xuyên
Theo dõi đường máu thường xuyên tại nhà để có điều chỉnh phù hợp trong các phương pháp điều trị
Đối với người bệnh tiểu đường, việc kiểm tra đường huyết mao mạch mỗi ngày (lấy máu ngón tay) cách giúp đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị tiểu đường. Ngoài ra, bạn cũng nên đi xét nghiệm máu để kiểm tra đường huyết tĩnh mạch theo lịch hẹn của bác sĩ.
Hạn chế căng thẳng, lo lắng
Căng thẳng khiến đường huyết tăng cao, do đó, bạn nên giảm thiểu tối đa những stress trong cuộc sống hàng ngày bằng cách nghe thêm nhạc, tập hít sâu thở chậm, tập thiền hoặc yoga. Ngoài ra, bạn cũng nên chia sẻ khó khăn, tâm tư tình cảm với người thân để nhờ họ giúp đỡ.
Bên cạnh đó, ngủ đủ giấc, khoảng 6 - 8 tiếng mỗi ngày, ngưng sử dụng các chất kích thích như rượu chè, cà phê, thuốc là cũng sẽ giúp bạn điều trị bệnh tiểu đường tốt hơn.
Chữa tiểu đường bằng thuốc: Dùng khi nào, dùng sao cho hiệu quả?
Hầu hết người bệnh tiểu đường sau 5 - 7 năm khi được phát hiện phải dùng thuốc đến suốt đời. Các thuốc này có nhiệm vụ hạ đường huyết, giúp kích thích tuyến tụy sản xuất insulin hoặc giúp insulin hoạt động hiệu quả hơn. Ngoài các thuốc tây để hạ đường huyết, các bác sĩ có thể kê toa các thuốc làm giảm huyết áp, giảm cholesterol máu để dự phòng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
Để dùng thuốc hiệu quả, bạn lưu ý:
- Không tự ý ngưng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
- Không tự ý tăng liều thuốc khi thấy đường huyết cao, mà cần báo cho bác sĩ để tìm nguyên nhân và cách khắc phục.
- Không thay thế thuốc với các sản phẩm quảng cáo thay thế thuốc tây hoàn toàn, có thể gây hại, thậm chí là mất mạng.
- Tái khám định kỳ và theo dõi đường huyết thường xuyên để được điều chỉnh liều thuốc hợp lý.
- Dùng thuốc đúng vào một giờ nhất định trong ngày.
Bài thuốc nam chữa bệnh tiểu đường
Lá Neem (lá Xoan Ấn Độ) có khả năng hạ đường huyết nhanh
Lá Xoài, Mướp đắng, Quế chi, lá Neem, Hoàng bá là những bài thuốc dân gian có khả năng hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường tuýp 2 hiệu quả. Các nghiên cứu cho thấy, chúng sẽ giúp:
- Cung cấp chất chống oxy hóa giúp bảo vệ mạch máu, hệ thần kinh, giảm thiểu biến chứng tiểu đường.
- Ức chế hấp thu đường máu sau ăn, nhờ đó không làm tăng đường huyết sau ăn.
- Giảm và ổn định đường huyết lúc đói.
- Giảm chỉ số HbA1c.
- Giảm tình trạng mệt mỏi do viêm mạn tính ở người tiểu đường tuýp 2.
Tại Việt Nam, lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng đã có mặt trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex giúp hỗ trợ giảm và ổn định đường huyết cho người tiểu đường tuýp 2 và tiền tiểu đường.
Mắc bệnh tiểu đường bạn có thể sống rất thọ, sống khỏe mạnh, không cần quá lo sợ biến chứng, tác dụng phụ của thuốc tây hay phải ăn kiêng quá mức nếu bạn hiểu và tuân thủ sử dụng cả 3 phương pháp chữa bệnh tiểu đường kể trên. Nếu gặp phải khó khăn trong quá trình thực hiện hoặc chưa đạt hiệu quả mong muốn, hãy để lại bình luận để được các chuyên gia của chúng tôi hướng dẫn cụ thể.
Nguồn:
https://www.medicalnewstoday.com/articles/317074.php
https://www.webmd.com/diabetes/guide/is-there-a-diabetes-cure#2