Tôi mới bị tiểu đường, đường huyết 7.0 mmol/l. Tôi được kê thuốc Siofor 500mg nhưng uống vào thấy bụng đói cồn cào, vã mồ hôi là bị hạ đường huyết đúng không? Lúc đó đo đường huyết chỉ có 3.9 mmol/l.
Trả lời:

Chào bạn,

Những dấu hiệu đầu tiên của hạ đường huyết là: đói, bồn chồn, hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi, tay chân lạnh. Chúng xuất hiện khi lượng đường trong máu giảm xuống dưới 4mmol/l. Dựa trên cơ sở đó, đối chiếu với triệu chứng bạn gặp phải thì có thể đây là tình trạng hạ đường huyết.

Khi có các dấu hiệu cảnh báo hạ đường huyết, bạn nên uống 1 cốc nước đường hoặc ăn 1 vài viên kẹo ngọt. Sau khi không còn khó chịu, bạn hãy tìm nguyên nhân sâu xa gây hạ đường huyết để có thể xử lý triệt để.

Ở người tiểu đường, hạ đường huyết có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như:

  • Bỏ bữa hoặc ăn uống kiêng khem quá mức.
  • Tập thể dục hoặc lao động gắng sức.
  • Liều thuốc điều trị chưa phù hợp.

Nguyên nhân khác nhau thì cách điều trị cũng khác nhau:

1/ Bạn cần xem lại chế độ ăn của mình có hợp lý chưa, bạn có hay bỏ bữa không. Bạn đọc về chế độ ăn chuẩn cho người tiểu đường tại bài viết: “Mới mắc tiểu đường nên ăn gì, kiêng gì để đường máu ổn định”.

2/ Nếu bạn tập thể dục với cường độ cao trong thời gian dài, bạn cần giảm bớt lại. Theo lời khuyên của Bộ Y Tế, người tiểu đường chỉ nên tập thể dục từ 30 - 45 phút/ngày, ít nhất 5 ngày/ tuần và không được bỏ tập 2 ngày liên tiếp. Các bài tập thể dục cường độ cao (tập với thiết bị chuyên dụng trong phòng tập) chỉ nên thực hiện tối đa 2 lần/ tuần, mỗi lần 30 - 45 phút.

Trong trường hợp bạn đang làm các công việc nặng nhọc không thể giảm bớt được, bạn điều chỉnh lại chế độ ăn, không kiêng khem quá mức, ăn nhẹ trước khi làm việc.

3/ Trong trường hợp dù đã điều chỉnh chế độ ăn và vận động mà vẫn bị hạ đường huyết, khả năng cao là do thuốc điều trị. Bạn nên đến bệnh viện để bác sĩ tư vấn cách giảm liều. Ví dụ nếu đang uống Siofor 500mg 2 viên/ ngày thì giảm xuống còn 1 viên/ ngày. Tuyệt đối, bạn không nên tự bỏ thuốc khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ. Bới nó sẽ làm đường huyết tăng vọt, gây ra những hậu quả nghiêm trọng của tăng đường huyết, ví dụ như những biến chứng tiểu đường trên tim, thận, mắt, thần kinh.

Người tiểu đường mới mắc thường gặp khó khăn thường gặp nhiều khó khăn khi mới tập làm quen với chế độ sinh hoạt mới. Do đó, chuyên gia thường khuyên người bệnh nên sử dụng cả các thảo dược tự nhiên như lá Xoài, lá Neem, Quế chi, Hoàng bá, Mướp đắng. Năm loại thảo dược này được chứng minh là có tác dụng hỗ trợ phục hồi chức năng tuyến tụy, giảm kháng insulin, từ đó kiểm soát đường huyết hiệu quả.

Hy vọng những thông tin trên đã giải đáp được băn khoăn của bạn.

Chúc bạn nhiều sức khỏe!