Mẹ của em 60 tuổi, bị tiểu đường hơn 10 năm nay, đường huyết lúc đói hơn 200mg/dl, HbA1c hơn 11%. Xin chuyên gia tư vấn cách chữa trị.
Trả lời:

Chào bạn,

Khoảng thời gian mẹ bạn bị bệnh tiểu đường đã rất lâu, có thể chức năng tuyến tụy suy kiệt, cơ thể kháng insulin dẫn đến việc kiểm soát đường huyết chưa tốt, chỉ số HbA1c tăng cao. Do vậy, mẹ bạn cần kiểm soát lại chế độ dinh dưỡng, tập luyện và dùng thuốc ( tiêm) chặt chẽ hơn như :

- Dùng thuốc: Bác nên tuân thủ dùng đúng liều, đúng thuốc, thời gian và đúng vị trí tiêm insulin như đã được chỉ định.

- Chế độ ăn: Giảm lượng tinh bột (cơm, bún, miến, phở....), bánh kẹo ngọt, đường sữa. Có thể thay cơm trắng bằng cơm gạo lứt;  Ăn nhiều rau xanh vào đầu bữa ăn; Hạn chế  đồ ăn chiên xào, thức ăn nhanh; Ăn đúng giờ, ăn chậm; Áp dụng quy tắc đĩa ăn : 1/2 đĩa ăn nên là rau xanh, 1/4 là tinh bột và 1/4 còn lại cho thịt, cá... ; Những đồ ngọt như bánh kẹo, mỗi lần bạn chỉ ăn 1 - 2 chiếc nhỏ, tuần ăn không quá 2 lần. Các trái cây quá ngọt như xoài chín, mít, sầu riêng... cũng tương tự; Chia 3 bữa chính thành 5 bữa nhỏ. Bữa phụ có thể uống sữa ít đường hoặc ăn trái cây.

- Tập luyện: Chăm chỉ tập luyện thể dục mỗi ngày 30-45 phút. Bạn không cần tập quá gắng sức, nên chọn các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ, đạp xe nhưng cần duy trì đều đặn, không nên bỏ tập luyện quá 2 ngày liên tiếp. Đồng thời nên cho chế độ nghỉ ngơi hợp lí, không nên thức khuya. Hạn chế tối đa căng thẳng, stress từ cuộc sống.

Bên cạnh 3 giải pháp trên, bạn có thể cân nhắc cho bác dùng thêm những sản phẩm hỗ trợ có thành phần lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng để tăng hiệu quả điều trị. Với khả năng tác dụng lên toàn bộ chu trình chuyển hóa đường từ lúc đường được hấp thu vào máu, chuyển hóa và dự trữ tại gan giúp giảm và kiểm soát hiệu quả đường huyết lúc đói, sau ăn và HbA1c luôn trong giới hạn cho phép. 

Bạn có thể tìm hiểu thêm sản phẩm này thông qua phần tư vấn của dược sĩ tại video sau đây:

Chúc mẹ bạn sớm khỏe!