Tôi muốn tư vấn không biết sao mà 6 tháng nay đường huyết của tôi không giảm, lúc 17, có lúc lại 15.0, tôi xin cảm ơn ạ!
Trả lời:

Chào bạn,

Trước hết, đường huyết 15 mmol/l và 17mmol/l đều là đang ở mức cao, có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh tiểu đường. Nhất là tình trạng này của bạn đã kéo dài khá lâu (6 tháng).

Câu hỏi của bạn không nói rõ bạn có đang dùng thuốc kê đơn của bác sĩ chưa hay chế độ ăn, tập luyện của bạn cụ thể như thế nào. Do đó, chúng tôi sẽ tư vấn theo hướng tổng quan các nguyên nhân có thể làm đường huyết tăng không giảm và phương pháp giúp giảm đường huyết.

Nguyên nhân đường huyết tăng cao không giảm

Có rất nhiều nguyên nhân làm đường huyết tăng cao không giảm. Trong đó chủ yếu được chia thành 3 nguyên nhân chính liên quan đến việc tuân thủ dùng thuốc, chế độ ăn và lối sống chưa được kiểm soát chặt chẽ.

Chưa tuân thủ chế độ dùng thuốc

Dùng thuốc là bắt buộc đối với người bệnh tiểu đường nếu muốn ổn định đường huyết lâu dài và tránh biến chứng. Một số trường hợp đường huyết tăng cao do người bệnh chưa tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ về thời gian, liều lượng dùng thuốc, đặc biệt là quên tái khám. Bởi bệnh tiểu đường luôn phát triển. Theo thời gian, các thuốc cũ sẽ giảm dần hiệu quả cần thay đổi liều hoặc kết hợp thêm thuốc khác.

Chế độ ăn chưa cân đối

Chủ yếu người bệnh tiểu đường thường mắc sai lầm chỉ chú ý đến các thực phẩm nên ăn nên hạn chế mà quên mất cách ăn, số lượng thức ăn cũng quan trọng. Việc không ăn đúng giờ, ăn cơm trước khi ăn rau, chưa chia nhỏ bữa ăn đều có thể khiến đường huyết tăng cao.

Lối sống chưa lành mạnh

Những người hay bị căng thẳng, stress, ít luyện tập thể dục thể thao cũng sẽ có đường huyết cao hơn hơn những người có tinh thần thoải mái, ngủ đúng giờ, thể dục đều đặn mỗi ngày.

Cách xử lý đường huyết tăng cao không giảm

Nếu bạn đã thấy bản thân mình đang gặp phải các nguyên nhân làm đường huyết tăng cao không giảm ở trên, hãy thay đổi càng sớm càng tốt! Dưới đây là các lời khuyên sẽ giúp bạn giảm đường huyết:

  1. Trước mắt, bạn nên đi khám tại bệnh viện để đo lại mức đường huyết chính xác và bác sĩ sẽ điều chỉnh phác đồ điều trị phù hợp nhất với bạn. Sau đó, tuân thủ chế độ dùng thuốc của bác sĩ và thực hiện tái khám 1 - 3 tháng/lần như quy định.
  2. Thay đổi chế độ ăn khoa học hơn, cụ thể ăn đúng giờ, ăn rau trước khi ăn cơm, thức ăn. Đồng thời, bạn nên chia nhỏ bữa ăn, không nhịn ăn nhưng không ăn quá no trong bữa chính. Giữa ngày thấy đói, bạn có thể ăn trái cây tươi hoặc sữa chua, sữa tươi dành cho người tiểu đường.
  3. Duy trì lối sống lành mạnh hơn: tập thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày và không bỏ tập quá 2 ngày; ngủ đủ giấc 6 - 8 tiếng, không nên thức khuya hoặc ngủ nhiều vào ban ngày.
  4. Dùng thêm thảo dược thiên nhiên hỗ trợ giảm và kiểm soát đường huyết: Có nhiều vị thuốc nam mà bạn có thể tham khảo sử dụng hàng ngày để giúp hỗ trợ kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn như lá xoài, mướp đắng, quế, lá neem, hoàng bá…. Nghiên cứu chứng minh, sử dụng kết hợp các thảo dược này sẽ vừa giúp giảm đường máu lúc đói, sau ăn, vừa giúp giảm HbA1c. Tin vui là tại Việt Nam, đã có thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex (*) hỗ trợ giảm và ổn định đường huyết dành cho người tiểu đường tuýp 2 với thành phần chính là lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng. Bạn có thể tìm hiểu thêm về sản phẩm Glutex tại đây: https://glutex.co/glutex/thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-glutex-cong-dung-thanh-phan-cach-dung-gia-ban.pca

Ngoài ra, nếu có băn khoăn khác, đừng ngần ngại gọi cho chúng tôi theo số 0981 238 218 để được tư vấn.

Chúc bạn nhiều sức khỏe!