Chào bạn,
Hạ đường huyết lúc ngủ khá nguy hiểm, bởi vì người bệnh đang không tỉnh táo nên không biết mình bị hạ đường huyết. Trường hợp xấu nhất là khi đường huyết thấp quá, người bệnh có thể bị hôn mê và không tỉnh lại nữa.
Về câu hỏi của bạn: Chỉ số đường huyết bao nhiêu dễ bị hạ đường huyết lúc ngủ thì câu trả lời là dưới 4.2 mmol/l), bạn đã có nguy cơ bị hạ đường huyết rồi. Tuy nhiên, với mỗi người bệnh thì chỉ số này là khác nhau. Có người dưới 5 mmol/L đã cảm thấy rất mệt mỏi rồi, còn có người họ quen với mức đường huyết cao thì có thể là dưới 6 mmol/L.
Về dấu hiệu nhận biết hạ đường huyết lúc ngủ thì tình trạng này có biểu hiện không rõ ràng. Tuy nhiên, thường người bệnh sẽ có cảm giác rất mệt mỏi, uể oải vào sáng hôm sau, chỗ nằm ẩm ướt do vã mồ hôi nhiều.
Để khắc phục tình trạng hạ đường huyết này, bạn có thể uống thêm 1 cốc sữa cho người tiểu đường trước khi đi ngủ. Nếu phải tiêm thuốc insulin vào buổi tối hoặc uống thuốc trước khi đi ngủ, bạn cần đi khám lại để bác sĩ điều chỉnh liều hoặc thời gian sử dụng cho phù hợp.
Hạ đường huyết lúc ngủ cũng cảnh báo việc kiểm soát đường huyết của bạn chưa tốt. Để giảm thiểu tình trạng này lặp lại nhiều lần, ngoài ăn uống, tập luyện khoa học, bạn nên sử dụng thêm TPBVSK Glutex. Sản phẩm chứa các thảo dược hoàn toàn tự nhiên như lá Xoài, lá Neem, Quế chi, Mướp đắng, Hoàng bá, giúp hỗ trợ ổn định đường huyết, hạn chế tình trạng đường huyết tăng cao hoặc hạ xuống quá mức.
Tìm hiểu thêm thông tin về thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex tại đây.
Nếu còn câu hỏi nào khác, đừng ngần ngại gọi cho chúng tôi theo số 0981.238.218 để được tư vấn cụ thể.
Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!