Bị tiểu đường 2 năm, ông Hạnh mới tá hỏa khi làm xét nghiệm HbA1c trên 8%, tức là đường máu trong 3 tháng vừa qua của ông chưa kiểm soát tốt. Trước đó ông cứ ngỡ rằng đường huyết đo hàng ngày không vượt quá 7 chấm là yên tâm.
Ngỡ ngàng khi HbA1c cao, dù đường huyết hàng ngày đo vẫn dưới 7 chấm
Chỉ số HbA1c cao trên 6.5% cho biết đường huyết kiểm soát chưa tốt và tăng nguy cơ biến chứng
Ông Hạnh (xã Liên Phương, Hưng Yên) biết mình mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 vào năm 2016 khi nhận thấy các dấu hiệu khác thường như tiểu nhiều lần trong ngày, nhất là về đêm, người cứ gầy rộc đi. Từ một người khỏe mạnh, cân nặng 71kg, sụt xuống còn 57kg. Đi khám phát hiện bệnh tiểu đường, bác sỹ yêu cầu ông nằm viện luôn vì đường huyết khi đó là hơn 22mmol/l.
Sau vài tháng tiêm insulin và uống thuốc điều trị tiểu đường, đường huyết giảm dần xuống còn 7mmol/l, bác sỹ nói ông cần duy trì mức đường huyết ở mức này hoặc thấp hơn nhưng không được để cao hơn.
“Trong gần hai năm, đường huyết đo hàng ngày của tôi cao nhất cũng chỉ 7 chấm, thấp nhất là 4 chấm. Thế nhưng khi làm xét nghiệm HbA1c, chỉ số này lại là 8,7%, bác sỹ nói trong 3 tháng vừa qua đường huyết của tôi chưa được kiểm soát tốt” - ông Hạnh cho hay
HbA1c cao - tức là “máu bị nhiễm bẩn” và tăng nguy cơ biến chứng
Mặc dù đường huyết chỉ ở mức 4.1mmol/l nhưng HbA1c của ông Hạnh lên đến 8.7%
Ông Hạnh rất ngạc nhiên và không hiểu vì sao đường huyết vẫn trong ngưỡng cho phép mà kết quả xét nghiệm HbA1c lại cao. Bác sỹ giải thích, ông mới vỡ lẽ, đường huyết đo mỗi ngày chỉ cho biết mức đường trong máu tại thời điểm đó. Còn bao nhiêu thời điểm khác trong ngày mình có đo đâu mà biết. Đường huyết của ông dù không cao quá giới hạn cho phép nhưng lại dao động thất thường, như vậy còn nguy hại hơn cả đường huyết cao nhưng giữ được ổn định.
Bác sỹ cho biết HbA1c là một bức tranh tổng quát về việc kiểm soát đường huyết trong 2 - 3 tháng đã qua. Vì vậy để đánh giá hiệu quả điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2, nhất thiết phải dựa vào cả 2 chỉ số này. Với ông, chỉ cần hiểu đơn giản: HbA1c cao tức là máu bị nhiễm bẩn, dễ gây biến chứng và ông cần hạ thấp dưới 6.5%.
Tìm được cách ổn định đường huyết, giảm HbA1c
Khi biết cách kiểm soát đường huyết trước đây chưa hiệu quả, ông biết mình cần phải thay đổi lại chế độ ăn uống, tập luyện, đồng thời dùng thêm sản phẩm hỗ trợ cùng với thuốc theo đơn để ổn định đường huyết và giảm được HbA1c. May mắn, sau vài tháng áp dụng, ông rất bất ngờ khi chỉ số này về 5%. Dưới đây là 3 phương pháp ông Hạnh đã áp dụng.
Tránh căng thẳng, sống lành mạnh
Căng thẳng làm gia tăng lượng đường trong máu. Để tránh căng thẳng, đầu tiên ông Hạnh xác định là loại bỏ sự lo lắng về bệnh, thay vào đó tăng thời gian nghỉ ngơi, thư giãn. Là người rất yêu thích ca nhạc nên ông dành thời gian nhàn rỗi để nghe các chương trình ca nhạc, làm thơ tặng bạn bè để giúp tinh thần thư thái.
Dùng sản phẩm hỗ trợ giúp ổn định đường huyết
Sản phẩm hỗ trợ được ông Hạnh kết hợp sử dụng để giúp ổn định đường huyết
Biết sản phẩm chức năng có các thành phần chính là cao lá Xoài, lá Neem, Mướp đắng, Quế chi, có tác dụng giúp hỗ trợ giảm và ổn định đường huyết cho người tiểu đường tuýp 2, ông Hạnh như “người chết đuối vớ được cọc” - theo như ông nói.
Cứ đều đặn mỗi ngày 4 viên sản phẩm này kết hợp với thuốc theo đơn, ông nhận thấy cơ thể có những chuyển biến tích cực sau một vài tháng “người khỏe dần, đi tiểu đêm giảm hẳn, ngủ ngon giấc. Hay một cái là đau nhức bắp chân và hiện tượng chuột rút giảm hẳn, mắt đã sáng rõ, có thể ngồi đọc báo, viết lách và làm thơ mà không cần đeo kính. Tay chân cũng dẻo dai không còn bị cứng, đi bộ thể dục thấy người thỏa mái, nhẹ nhàng”.
Hàng tháng đi kiểm tra, ông Hạnh thở phào nhẹ nhõm vì đường huyết lúc đói chỉ quanh quẩn ở mức 5,2 – 6,2mmol/l, không bị trồi sụt bất thường nữa. Cứ 3 tháng một lần ông lại kiểm tra chỉ số HbA1c và mừng nhất là HbA1c chỉ còn 5%, - tức là đã giảm 3.5%.
Ăn uống không quá kiêng khem nhưng cần khoa học
Người bệnh tiểu đường nên ăn một đĩa rau nhỏ ngay đầu bữa ăn để đường máu không tăng sau ăn
Khi bị tiểu đường, ăn uống sai cách hoặc kiêng khem quá mức càng làm nặng thêm rối loạn chuyển hóa đường. Bản thân ông Hạnh cũng vì thế mà đường huyết tăng giảm thất thường. Sau này ông mới biết người tiểu đường cần ăn uống khoa học, tức là ngoài ăn uống có kiểm soát thì ăn đúng giờ, ăn đủ bữa rất quan trọng để giúp tuyến tụy tiết insulin đều đặn và đường huyết mới ổn định được. Từ đó, ông duy trì bữa ăn đúng giờ giấc, không bỏ bữa, kể cả khi mệt. Kinh nghiệm của ông là đầu bữa ăn, ăn một đĩa rau nhỏ trước khi ăn đến cơm và thức ăn. Trái cây không ăn ngay sau bữa ăn mà ăn cách xa chừng 2 giờ để không làm tăng đường máu.
Tập thể dục thường xuyên
Vận động thường xuyên là cách giúp cơ thể tăng cường sử dụng đường từ máu, tăng hoạt tính của insulin nên giúp ổn định đường huyết hiệu quả. Biết được điều này, hàng ngày ông Hạnh cố gắng duy trì ít nhất 30 phút để đi bộ hay chơi bóng chuyền, đạp xe…
Gần hai năm nay, kể từ khi kết hợp dùng thuốc theo đơn với sản phẩm hỗ trợ, ăn uống khoa học điều độ, ngủ nghỉ điều độ, sức khỏe mỗi ngày một tốt lên: đường huyết đã ổn định, HbA1c về ngưỡng an toàn.
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây
SĐT: 0243 775 9865 - 0283 977 8085
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.
(*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh).