Xin được tư vấn giúp mẹ tôi, tiểu đường tuýp 2, đường huyết 14.0 cần điều trị như thế nào?
Trả lời:

Chào bạn

Trước hết, mức đường huyết 14mmol/l dù được đo lúc no hay lúc đói đều được xem là mức khá cao và sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh. Có thể hiện tại bác vẫn chưa cảm thấy các triệu chứng bất thường. Nhưng nếu bác tiếp tục duy trì ở mức đường huyết này, trước mắt có thể dẫn tới các biến chứng cấp tính đe dọa tính mạng như nhiễm toan ceton, hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu. Về lâu dài, đường huyết cao sẽ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như suy thận, nhồi máu cơ tim, nhiễm trùng…

Do đó, mục tiêu quan trọng với bác hiện tại là làm sao để giảm chỉ số này về mức cho phép (< 7 mmol/l khi đói và < 10 mmol/l sau ăn). Một số lời khuyên dưới đây sẽ giúp bác làm được điều này:

  • Tái khám định kỳ: Nếu gần đây bác chưa đi khám lại thì cần đi khám sớm để bác sĩ có thể điều chỉnh liều thuốc điều trị. Ngược lại, bạn nhắc bác dùng thuốc đúng liều, đúng thời gian bác sĩ đã hướng dẫn. Đồng thời, bác nên ghi lại các kết quả kiểm tra đường huyết hàng ngày, sau đó đưa cho bác sĩ vào lần thăm khám kế tiếp. Điều này sẽ giúp bác sĩ có thêm căn cứ để thay đổi phác đồ điều trị một cách chính xác nhất.
  • Chế độ ăn khoa học và lành mạnh: Bác nên ăn các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như rau xanh, trái cây ít ngọt; đậu phụ, sữa không đường. Đồng thời, bác cũng nên giảm lượng ăn của một số loại thực phẩm có lượng bột đường cao (cơm trắng, bánh mì, bún, phở...).  Đặc biệt, trong chế độ ăn bạn cần chú ý nhắc mẹ ăn nhạt hơn, giảm sử dụng muối và hạn chế ăn các món nhiều dầu mỡ, chiên rán, thức ăn nhanh. Tuyệt đối không nên nhịn ăn mà bác nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày và ăn đúng giờ để tránh bị hạ đường huyết đột ngột. 
  • Tập thể dục thường xuyên: Duy trì thói quen tập thể dục nhẹ nhàng, vừa sức ít nhất 30 phút mỗi ngày không chỉ giúp nâng cao thể chất mà còn giúp đường huyết giảm tốt hơn. Bác có thể chọn các bài tập như yoga, đi bộ, chạy bộ hoặc bất kỳ bài thể dục nào mà bác yêu thích. Miễn là bác tập thường xuyên, không bỏ tập quá 2 ngày liên tiếp.
  • Dùng thêm thuốc nam để hỗ trợ kiểm soát đường huyết: Có nhiều vị thuốc nam đã được chứng minh giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả như lá xoài, mướp đắng, quế chi, lá neem, hoàng bá... Ứng dụng các hoạt chất sinh học tự nhiên trong các vị thuốc nam này, Viện thực phẩm chức năng Việt Nam bào chế nên TPCN Glutex dạng viên nén rất thuận tiện. Sử dụng Glutex sẽ giúp bác hỗ trợ giảm và kiểm soát đường huyết, đồng thời hạn chế nguy cơ biến chứng khi đường huyết tăng cao. Bạn có thể tìm hiểu thêm về sản phẩm Glutex qua bài viết dưới đây: https://glutex.co/glutex/thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-glutex-cong-dung-thanh-phan-cach-dung-gia-ban.pca

Nếu có băn khoăn khác, đừng ngần ngại gọi cho chúng tôi theo số 0981 238 218 để được tư vấn cụ thể.

Chúc bạn và bác nhiều sức khỏe!