Chào bạn,
Tiêm insulin 12 đơn vị hay bao nhiêu đơn vị đi nữa thì người bệnh cũng có thể gặp một số tác dụng phụ. Nhưng đáng chú ý nhất là:
Thứ nhất: Gây hạ đường huyết quá mức
Hạ đường huyết là một biến chứng nguy hiểm khi điều trị với insulin. Nguyên nhân có thể do dùng quá liều insulin hoặc tiêm thuốc không đúng cách.
Vì vậy, trong quá trình sử dụng thuốc tiêm insulin, bạn nên theo dõi đường huyết thường xuyên. Nếu thấy một số dấu hiệu hạ đường huyết như chóng mặt, đau đầu, vã mồ hôi và cảm thấy đói, tim đập nhanh, run rẩy, thị lực giảm, da tái nhợt… bạn cần ăn ngay 1 chút đồ ăn ngọt (như bánh kẹo, nước đường, sữa).
Thứ hai: Loạn dưỡng mỡ tại vị trí tiêm
Nguyên nhân là do người bệnh không luân chuyển vị trí tiêm. Tiêm nhiều mũi tại cùng một vị trí sẽ khiến chỗ tiêm đó bị lõm xuống, gây teo tổ chức mỡ dưới da. Để phòng ngừa tình trạng này, bạn cần luân phiên và quay vòng vị trí tiêm giữa các vùng bụng, mông, đùi và cánh tay.
Ngoài ra, tiêm insulin có thể gây ra một số tác dụng phụ khác ít nguy hiểm hơn như ngứa tại vị trí tiêm, rối loạn tiêu hóa, dị ứng…
Khi gặp bất kỳ những khác lạ nào trong cơ thể do sử dụng thuốc, bạn cần đi khám lại ngay để được chuyển sang loại thuốc khác phù hợp hơn. Ngoài ra, để hạn chế những tác dụng phụ do tiêm insulin, hạn chế việc nhờn thuốc và phải tăng đơn vị tiêm insulin, bạn có thể kết hợp sử dụng cả các thảo dược như lá Xoài, lá Neem, Quế chi, Mướp đắng, Hoàng bá. Sự kết hợp của năm thảo dược này giúp tác động lên toàn bộ chu trình chuyển hóa đường, từ đó hỗ trợ cải thiện chỉ số đường huyết và bệnh tiểu đường hiệu quả hơn.
Bạn xem thêm công dụng của các thảo dược trong bài viết: Bài thuốc nam trị tiểu đường với 5 thảo dược quý dễ tìm, dễ sử dụng
Hy vọng những thông tin trên hữu ích đối với bạn.
Chúc bạn sức khỏe!