Chào bạn,
Đối với trường hợp của bạn, đường huyết 14.2 mmol/l tại thời điểm mới phát hiện như vậy là rất cao và trên lâm sàng, bệnh nhân thường được tiêm insulin để điều trị. Tuy nhiên, vì bạn không nằm viện nên bác sĩ mới cho thuốc uống.
Khi bạn uống Glucophage 850mg, đường huyết hạ xuống, bạn sẽ thấy hết cảm giác khát và thèm ngọt. Tuy nhiên, đường huyết chưa hạ đến mức an toàn, đặc biệt chỉ số HbA1C có thể vẫn cao gây ra hiện tượng mờ mắt. Vì vậy nó không phải do uống thuốc quá liều gây ra.
Để khắc phục tình trạng mờ mắt này, trước hết bạn cần xem lại chế độ ăn uống, tập thể dục của mình đã phù hợp cho người bệnh tiểu đường hay chưa:
Về chế độ ăn uống:
- Hạn chế ăn tinh bột (cơm trắng, xôi, bún, phở…), tăng cường thực phẩm giàu chất xơ từ rau xanh, các loại đậu đỗ…
- Có thể thay cơm trắng bằng cơm gạo lứt. Trong các bữa, ăn rau xanh trước khi ăn cơm sẽ giúp tinh bột trong cơm được hấp thu từ từ, không làm tăng đường huyết sau ăn.
- Chia nhỏ thành 4 - 5 bữa/ ngày, bổ sung sữa hoặc trái cây, ngũ cốc vào các bữa phụ.
Về chế độ tập luyện:
- Tập thể dục đều đặn ít nhất 30 phút/ ngày, 5 ngày/ tuần và không bỏ tập 2 ngày liên tiếp.
- Không tập thể dục khi cơ thể đang mệt mỏi để tránh bị hạ đường huyết quá mức.
Ngoài thay đổi lối sống theo những lời khuyên trên, sử dụng thêm các dược liệu như lá Xoài, lá Neem, Quế chi, Mướp đắng, Hoàng bá sẽ hỗ trợ giảm và ổn định đường huyết hiệu quả hơn, hỗ trợ giảm triệu chứng mờ mắt.
Trong trường hợp mờ mắt không thuyên giảm, bạn cần đến bệnh viện để bác sĩ điều chỉnh thuốc uống hoặc chuyển sang tiêm insulin.
Chúc bạn nhiều sức khỏe!