Chào bạn,
Những người bị tiểu đường cần phân chia khẩu phần thành nhiều bữa để không gây tăng đường huyết sau khi ăn. Trong đó, bữa sáng chiếm 20% năng lượng khẩu phần, bữa trưa chiếm 40% và bữa tối chiếm 40%.
Về tổng quát là thế, còn cụ thể, tỷ lệ các thực phẩm người bệnh tiểu đường nên dùng trong bữa ăn hằng ngày cũng cần được cân đối.
Nhóm tinh bột như cơm, mì, ngô… phải hạn chế, vì chúng đều có hàm lượng glucid từ 70-80%. Thay vào đó, người bệnh nên ăn khoai tây, miến dong, vì các thực phẩm này rất ít glucid.
Nên dùng nhiều rau quả tươi, vì chúng cung cấp nhiều vitamin, muối khoáng, có thể ăn nhiều mà không sợ bị tăng lượng đường trong máu. Tuy nhiên, nên tránh những loại trái cây nhiều đường như dưa hấu, mít, na… Ngoài các loại như rau muống, rau diếp, cà chua, bắp cải, súp lơ, cà, bầu, bí, cà rốt… người bệnh nên ăn nhiều đậu đỗ, vì đậu giàu protein.
Thịt, cá, trứng rất giàu protein, nhưng chỉ nên dùng ở mức vừa phải, vì sẽ không tốt cho thành mạch máu và thận – vốn đã rất yếu khi bị tiểu đường. Các loại thức ăn được chế biến bằng phương pháp luộc, hấp, nấu canh, chứa ít chất độc hơn các loại chế biến ở nhiệt độ cao như xào, chiên, đặc biệt là chiên giòn.
Người bệnh tiểu đường cần hạn chế dùng đường, bánh, kẹo… ở mức thấp nhất, nhưng không vì thế mà kiêng sữa, vì sữa là thức ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, dễ tiêu, nhiều protein và các acid amin cần thiết, nên rất tốt cho người bệnh tiểu đường.
Trên đây là những hướng dẫn của chúng tôi, nếu có vấn đề nào chưa rõ, đừng ngần ngại liên hệ để được tiếp tục hỗ trợ.
Chúc bạn sức khỏe!