Tiểu đường có mấy tuýp là thắc mắc chung của nhiều người, do khi đi khám, bác sĩ không có nhiều thời gian để giải thích cặn kẽ cho bệnh nhân. Tuy nhiên, người bệnh cần phải biết mình ở tuýp nào, bởi điều đó ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình điều trị. Dưới đây là hướng dẫn của chuyên gia Hoa Kỳ để phân biệt các loại tiểu đường.
Bệnh tiểu đường được chia thành 4 loại, gồm tiểu đường tuýp 1, tuýp 2 (2 dạng chính), tiểu đường thai kỳ và các thể đặc biệt khác. Tuy nhiên, trong câu trả lời này, chỉ xin đề cập đến việc phân loại tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2.
Phân loại bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2
Tiểu đường tuýp 1
Chiếm khoảng 5 - 10%/tổng số người bệnh tiểu đường, đặc trưng bởi sự hủy hoại của các tế bào beta của tuyến tụy - nơi sản xuất hormon insulin đóng vai trò vận chuyển đường từ máu vào trong tế bào và đưa đến gan để dự trữ. Sự hủy hoại này gây thiếu hụt insulin gần như tuyệt đối, vì vậy, các triệu chứng tăng đường huyết khởi phát rầm rộ (ăn nhiều, gầy sút nhanh, tiểu nhiều, uống nhiều); người bệnh nhập viện thường đã bị nhiễm toan ceton (biến chứng cấp tính do tăng đường huyết).
Tuổi xuất hiện tiểu đường tuýp 1 thường là nhi đồng và thanh thiếu niên, liên quan đến yếu tố di truyền và môi trường (ví dụ mẹ bầu bị nhiễm virus khi mang thai, độc tố...).
Tiểu đường tuýp 1 thường phối hợp với một số bệnh tự miễn khác như viêm tuyến giáp, bệnh basedow (bướu cổ)...
Tiểu đường tuýp 2
Là dạng phổ biến nhất, chiếm tỷ lệ 90 - 90%/tổng số người bệnh tiểu đường, đặc trưng bởi rối loạn sản xuất hoặc hoạt động của insulin. Có nghĩa là tuyến tụy giảm tiết insulin hoặc đề kháng insulin (cơ thể không sử dụng insulin đúng cách) hoặc kết hợp cả 2 nguyên nhân. Ngày nay, hầu hết người tiểu đường tuýp 2 đều bị đề kháng insulin bởi lối sống tĩnh tại, ít vận động, béo phì, dư cân hoặc có vòng bụng lớn.
Tiểu đường tuýp 2 không được phát hiện trong nhiều năm, đường trong máu tăng từ từ, không gây ra các triệu chứng trầm trọng như tiểu đường tuýp 1, một số trường hợp phát hiện tình cờ do đi khám sức khỏe. Một số trường hợp có các biểu hiện mơ hồ như mệt mỏi vô cớ, thay đổi tâm trạng, da sạm màu vùng có nếp gấp do đề kháng insulin (vùng da cổ, bẹn, nách, khuỷu tay chân), vết thương chậm liền, dễ bị nhiễm trùng hoặc da khô, ngứa...
Dạng bệnh này thường xảy ra ở người lớn trên 40 tuổi (tuy nhiên, hiện nay bệnh có xu hướng trẻ hóa) và có yếu tố gia đình.
Bảng: Phân biệt tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 theo Quyết định của Bộ Y tế năm 2017
Lưu ý: Thông tin trong bảng chỉ mang tính chất tham khảo, do có nhiều bệnh có thể che lấp các đặc điểm này. Khi có những đặc điểm không quá khác biệt, bác sĩ cần có thời gian theo dõi để chẩn đoán đúng bệnh.
Trong y học, để chẩn đoán phân biệt tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm định lượng nồng độ insulin trong máu, xét nghiệm Cpeptide... Tuy nhiên thông thường, thường dựa vào tuổi phát hiện, cân nặng bệnh nhân, yếu tố gia đình và các triệu chứng gặp phải.
Biên tập viên sức khỏe Đông Tây
Nguồn:
https://www.sharecare.com/health/diabetes/difference-type-1-type-2-diabetes