Chào bạn,
Tiểu đường và gout đều là bệnh về rối loạn chuyển hóa. Việc mắc đồng thời hai bệnh này khiến chế độ ăn trở nên phức tạp hơn, cần lưu ý tránh những thực phẩm ảnh hưởng đến nồng độ nồng độ acid uric và glucose máu. Cụ thể, trong chế độ ăn, bạn lưu ý một số điều dưới đây:
1/ Hạn chế thực phẩm giàu chất bột đường
Thay vì ăn nhiều thực phẩm giàu chất bột đường, dễ làm tăng đường huyết như cơm, xôi, bún, phở… bạn có thể thay thế bằng những thực phẩm cũng chứa chất bột đường nhưng chưa tinh chế hoặc chứa nhiều chất xơ để ít làm tăng đường huyết hơn. Ví dụ như: gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch, các loại đậu (đậu đỗ, đậu Hà Lan, đậu nành…), khoai lang…
2/ Hạn chế thực phẩm giàu chất đạm, đặc biệt là purin
Những thực phẩm giàu chất đạm, purin cần tránh thường có nhiều trong các loại cá và hải sản khác, thịt đỏ (thịt bỏ), nội tạng động vật, các loại thực phẩm giàu fructose như táo, chuối, nho khô, cà chua, hành tây, cải xanh, bắp cải, nước uống có ga, bánh ngọt…
3/ Bổ sung chất béo phù hợp
Khi đã hạn chế chất bột đường và chất đạm, bạn cần bổ sung đầy đủ chất béo để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, bạn lưu ý nên lựa chọn các chất béo lành mạnh có trong các loại dầu ăn thực vật, các loại hạt (lạc, hạnh nhân, hạt óc chó, hạt maca), quả bơ…
4/ Ăn tăng cường chất xơ
Chất xơ đặc biệt tốt cho người tiểu đường mắc kèm gout. Bởi nó hạn chế hấp thu đồng thời chất bột đường và chất đạm vào trong máu. Vì vậy, trong chế độ ăn, bạn nên tăng cường chất xơ từ các loại rau củ: dưa chuột, cà rốt, cần tây…
5/ Sử dụng kết hợp thảo dược
Sử dụng các thảo dược: lá Xoài, lá Neem, Quế chi, Mướp đắng, Hoàng bá được đánh giá cao trong việc điều chỉnh lại các rối loạn chuyển hóa của cơ thể, vì vậy rất tốt cho người tiểu đường mắc kèm gout. Mọi thông tin về các thảo dược nàyđều có trong bài viết: Bài thuốc nam trị tiểu đường với 5 thảo dược quý dễ tìm, dễ sử dụng
Chúc bạn sức khỏe!