Tiểu đường là một bệnh lý mạn tính đòi hỏi có sự chăm sóc y tế và giáo dục người bệnh tự quản lý một cách thường xuyên, liên tục nhằm ngăn ngừa các biến chứng cấp tính và giảm nguy cơ về các biến chứng lâu dài. Việc chăm sóc người bệnh tiểu đường rất phức tạp, đòi hỏi giải quyết nhiều vấn đề và dưới đây là 6 điều không thể bỏ qua để người bệnh có thể tự chăm sóc bản thân một cách tốt nhất.

Người bệnh tiểu đường nên trở thành chuyên gia của chính mình

Người bệnh tiểu đường nên trở thành chuyên gia của chính mình

Am hiểu về bệnh tiểu đường

Để có thể chăm sóc tốt bản thân khi mắc bệnh tiểu đường thì trước hết người bệnh cần phải hiểu về bệnh. Tối thiểu người bệnh cũng cần phải biết về những kiến thức cơ bản như: Bệnh tiểu đường là gì; đường huyết là gì; đường huyết như thế nào là cao hay thấp; đường huyết mục tiêu của mình là bao nhiêu; tiểu đường có thể gây ra những biến chứng gì và dấu hiệu nhận biết của những biến chứng đó là gì, cần làm gì để điều trị tốt bệnh tiểu đường…vv.

Người bệnh hoàn toàn có thể chủ động tìm hiểu những kiến thức này thông qua báo, đài, các trang mạng hay các phương tiện thông tin đại chúng khác. Khi hiểu về bệnh, những nguy cơ mình có thể gặp phải cũng như biết mình phải làm gì thì người bệnh sẽ chủ động hơn trong việc chăm sóc bản thân mình.

Hiểu và thực hiện một chế độ ăn uống khoa học

Chế độ ăn uống khoa học đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc chăm sóc người bệnh tiểu đường để có thể kiểm soát tốt đường huyết. Một chế độ ăn uống khoa học sẽ bao gồm:

  • Chất bột đường (carbohydrate): Giảm sử dụng các thực phẩm chứa nhiều chất bột đường như cơm, cháo, bánh mì, banh quy, bún, miến… Khi sử dụng thì nên dùng các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, khoai lang.
  • Chất đạm (protein): Sử dụng các nguồn protein lành mạnh từ các nguồn như cá, súp lơ, các loại đậu đỗ…
  • Chất béo (lipid): Nên sử dụng các loại chất béo thực vật như dầu đậu nành, dầu oliu, dầu lạc, dầu hướng dương… để thay cho các loại chất béo động vật
  • Chất xơ (fibre): Tăng cường việc sử dụng các thực phẩm giàu chất xơ như rau, đặc biệt là rau có tính nhớt như rau đay, mùng tơi…, các loại quả (quả ngọt thì không nên sử dụng nhiều), các loại đậu đỗ, các loại ngũ cốc nguyên hạt.
  • Thực phẩm cần tránh: Thực phẩm chế biến hay đóng gói sẵn vì chứa nhiều chất phụ gia, chất bảo quản, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, chất béo.

Bữa ăn của người tiểu đường nên được chia thành nhiều bữa và bạn chỉ nên ăn vừa đủ no

Bữa ăn của người tiểu đường nên được chia thành nhiều bữa và bạn chỉ nên ăn vừa đủ no

Luôn hiểu rõ tầm quan trọng của việc vận động thường xuyên

Đối với người bệnh tiểu đường, vận động thể chất nên được thực hiện một cách đều đặn. Việc này không chỉ giúp đường huyết được kiểm soát tốt hơn mà còn giúp người bệnh cải thiện các bệnh lý mắc kèm như cao huyết áp, béo phì… cải thiện sức khỏe tổng thể mà còn giảm nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm do tiểu đường gây ra. Các chuyên gia khuyến cáo mỗi ngày người bệnh tiểu đường nên dành ít nhất 30 phút tới 1 giờ để thực hiện các hoạt động thể chất như đi bộ, đạp xe, tập thể dục, làm vườn…

Biết dùng thuốc điều trị tiểu đường đúng cách

Sử dụng thuốc điều trị là một phần không thể thiếu trong việc chăm sóc y tế đối với người bệnh tiểu đường. Tất cả các loại thuốc giúp kiểm soát đường huyết đều đòi hỏi người bệnh phải sử dụng liên tục, thường xuyên, đều đặn với liều lượng thích hợp. Chính vì vậy, để có hiệu quả điều trị tốt nhất người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian sử dụng thuốc.

Cần lưu tâm hơn trong những ngày ốm bệnh

So với những người bình thường thì người bệnh tiểu đường sẽ thường xuyên bị ốm, cảm cúm hơn. Việc chăm sóc người bệnh tiểu đường trong những ngày ốm cũng có nhiều điểm khác biệt so với những người bình thường. Bởi, nhiều loại thuốc điều trị, nhiều loại thực phẩm sử dụng trong khi ốm có thể làm cho đường huyết tăng cao hoặc hạ thấp quá mức. Dưới đây là một số lời khuyên để người bệnh nhanh hồi phục khi ốm đồng thời ít làm ảnh hưởng tới đường huyết:

  • Cố gắng duy trì chế độ ăn uống càng giống như như bình thường càng tốt. Đặc biệt cần quan tâm tới nhóm thực phẩm chứa chất bột đường (carbohydarte), tránh việc do ốm, mệt mỏi mà không sử dụng các thực phẩm chứa chất bột đường, bởi vì có thể gây ra tình trạng hạ đường huyết.
  • Cần bổ sung nước đầy đủ ít nhất 2 lít nước mỗi ngày nếu bị sốt cao, tiêu chảy, nôn mửa.
  • Tiếp tục duy trì sử dụng các thuốc điều trị tiểu đường với liều lượng bình thường
  • Tránh sử dụng các loại thuốc chứa nhiều đường, các loại thuốc siro vì có thể khiến cho đường huyết tăng cao.
  • Cần tới các cơ sở y tế để điều trị nếu phát hiện đường huyết tăng cao 14mmol/l hoặc thấp hơn 3.4mmol/l, sốt cao hoặc tiêu chảy kéo dài trên 6 giờ mà dùng thuốc vẫn không cải thiện, có dấu hiệu của nhiễm toan ceton như đau bụng, thở nông, hơi thở có mùi giống như chất tẩy sơn móng tay…

Trong những ngày ốm bệnh, người bệnh tiểu đường cần lưu ý hơn đến chỉ số đường máu

Trong những ngày ốm bệnh, người bệnh tiểu đường cần lưu ý hơn đến chỉ số đường máu

Cần đoán trước được rủi ro mà bạn phải đối mặt

Ngoài việc kiểm soát tốt đường huyết thì việc chăm sóc bản thân đúng cách cũng rất quan trọng trong việc phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có bệnh tiểu đường gây ra. Người bệnh nên:

  • Để phòng ngừa biến chứng nhiễm trùng răng miệng bạn nên đánh răng thường xuyên ít nhất 2 lần/ngày, thay bàn chải định kỳ.
  • Vệ sinh bộ phận sinh dục, tắm rửa, rửa tay thường xuyên, giữ cho da được khô ráo để phòng ngừa biến chứng nhiễm khuẩn, nhiễm nấm tại các vị trí trên cơ thể.
  • Vệ sinh bàn chân sạch sẽ mỗi ngày, lựa chọn loại dày mềm, cắt móng chân thường xuyên, giữ ấm bàn chân trong những ngày rét và giữ cho chân được thoáng mát trong những ngày nóng, đi bộ hằng ngày để ngăn ngừa biến chứng bàn chân.
  • Ăn uống lành mạnh, vận động thể chất đều đặn, kiểm soát tốt mỡ máu, huyết áp, giảm cân, bỏ thuốc lá… để phòng ngừa biến chứng tim mạch cũng như nhiều biến chứng khác.
  • Kiểm tra đường huyết thường xuyên, khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị kịp thời ngay khi biến chứng xuất hiện.

Thực tế chăm sóc người bệnh tiểu đường không có quá nhiều khó khăn. Bởi lẽ người bệnh vẫn có khả năng thực hiện các công việc hàng ngày mà không cần quá nhiều sự giúp đỡ của người thân. Chính vì vậy để ý đến tâm trạng của người bệnh, duy trì không khí gia đình vui vẻ chắc chắn sẽ giúp người tiểu đường sống lâu, sống khỏe.

 

Nguồn: http://care.diabetesjournals.org/content/26/suppl_1/s33