Trái cây mang lại rất nhiều lợi ích cho người tiểu đường như cung cấp hàm lượng chất xơ tốt cho tiêu hóa và đường ruột, giúp tăng cường sức đề kháng, bổ sung vitamin và các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Nhưng không phải người tiểu đường nào cũng biết ăn trái cây đúng cách, nên ăn nguyên quả hay xay ép? Chuyên gia sẽ cho bạn câu trả lời ngay dưới đây.

Ăn trái cây nguyên quả không làm tăng nhanh đường huyết so với uống nước ép

Ăn trái cây nguyên quả không làm tăng nhanh đường huyết so với uống nước ép

Ăn nguyên quả hay xay ép? Cách nào mới tốt cho người tiểu đường?

Trước khi trả lời câu hỏi của bạn, chúng ta hãy cùng xem qua các con số sau đây:

  • Một ly nước cam ép (khoảng 250ml) không cho thêm đường có khoảng 100 calo, cao hơn 40 calo so với số lượng cam được vắt để tạo ra 250ml nước này.
  • Một nửa ly nước ép trái cây chứa đã vượt quá số lượng đường mà Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo nên dùng trong một ngày (mức khuyến cáo là không quá 30 gam với nam và 24 gam với nữ).
  • Nướp ép trái cây luôn luôn có lượng chất xơ ít hơn so với dạng thô, thậm chí chúng hoàn toàn không có chất xơ.

Khi chế biến hoa quả dưới dạng xay ép, vô tình chúng ta đã bỏ qua một hàm lượng chất xơ. Chất xơ vốn không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, điều này làm cho chúng trở nên quan trọng hơn với người mắc bệnh tiểu đường.

Với những hoa quả chứa nhiều chất xơ hòa tan (lê, dâu tây, bơ, táo, mâm xôi, ôi, kiwi, cam, bưởi...) có thể giúp làm giảm cholesterol và làm chậm hấp thu đường sau khi ăn. Nếu bạn vắt hoa quả để lấy nước uống, đường sẽ hấp thu nhanh hơn, không bị cản trở bởi chất xơ, nên làm tăng nhanh đường huyết sau khi ăn.

Như vậy, có thể thấy rõ ràng rằng tiêu thụ trái cây nguyên quả sẽ không gây tăng nhanh đường huyết và không có chứa nhiều năng lượng so với với việc sử dụng nước ép và người tiểu đường tuýp 2 nên ăn nguyên quả.

Trái cây nguyên quả cũng cần chọn đúng loại và ăn đúng cách

Việt quất có nhiều chất chống oxy hóa, chất xơ tốt cho người tiểu đường

Việt quất có nhiều chất chống oxy hóa, chất xơ tốt cho người tiểu đường

Trái cây có chứa đường và chúng có rất nhiều loại, không phải cứ ăn nhiều là tốt. Với những loại trái cây có hàm lượng đường cao như mít, sầu riêng, nhãn, vải thiều, xoài chín... bạn không nên ăn nhiều. Thay vào đó nên chọn các loại trái cây có nhiều chất xơ, giàu chất chống oxy hóa và  có khả năng ổn định lượng đường trong máu, chẳng hạn như: việt quất, dâu tây, táo xanh, lê, đào, mận, cam, bưởi, quýt...

Khi ăn hoa quả, cần nhớ nguyên tắc nắm trọn trong lòng bàn tay, hoặc không quá 150 gam khi ăn. Cách ăn này là vừa đủ với hầu hết mọi người để giúp cung cấp thêm các vitamin và khoáng chất cần thiết khác, đồng thời để đảm bảo đường máu sau ăn không tăng quá cao.

Mỗi ngày, người bệnh tiểu đường có thể ăn trái cây làm 2 - 3 lần, xen kẽ với các bữa ăn chính trong ngày. Không nên ăn trái cây ngay sau khi ăn cơm, bởi cách ăn đó sẽ khiến cơ thể phải tiếp thu thêm đường. Đồng thời lượng trái cây xuống dạ dày khi chưa được tiêu hóa dễ lên men và sinh hơi, dẫn tới triệu chứng đầy trướng bụng, khó tiêu.

Trên đây là giải đáp thắc mắc cho câu hỏi người bệnh tiểu đường nên ăn trái cây nguyên quả hoặc xay ép, cũng như hướng dẫn một bài nguyên tắc cần nhớ khi ăn. Nếu thấy bổ ích, bạn có thể nhấn vào biểu tượng facebook để lưu lại hoặc chia sẻ bài viết này với bạn bè.