HbA1c là một xét nghiệm được sử dụng khá phổ biến để chẩn đoán bệnh tiểu đường và tiền tiểu đường. Không chỉ vậy, đối với những người đã mắc bệnh, xét nghiệm HbA1c còn cho phép đánh giá hiệu quả điều trị và nhận định sơ bộ nguy cơ tiến triển biến chứng do tiểu đường.

Chỉ số HbA1c là gì?

Xét nghiệm HbA1c là một phương pháp định lượng HbA1c trong máu từ đó có thể đánh giá tình trạng đường huyết trong khoảng 2 - 3 tháng gần đây.

Xét nghiệm HbA1c khác với xét nghiệm đường huyết thông thường cả về cách thức thực hiện cũng như ý nghĩa của nó. Nếu như chỉ số đường huyết thông thường chỉ xác định được mức đường huyết trong máu tại thời điểm đo (đường huyết trong ngày được thay đổi liên tục: tăng sau ăn và giảm khi đói), thì ngược lại, chỉ số HbA1c có thể cho biết mức đường huyết trung bình của 1 người trong suốt cả 3 tháng vừa qua.

Chỉ số HbA1c cho biết mức đường máu trung bình trong suốt 24 giờ của một người ở 3 tháng trước đó

Chỉ số HbA1c cho biết mức đường máu trung bình trong suốt 24 giờ của một người ở 3 tháng trước đó

Trong máu, glucose có thể gắn kết với hemoglobin - phần mang oxy của hồng cầu để tạo nên một phức hợp được gọi là HbA1c (Hemoglobin glycosylat). Một khi glucose đã gắn kết với hemoglobin thì nó sẽ ở đó và tồn tại cho đến hết đời sống của hồng cầu, nghĩa là khoảng từ 8-12 tuần. Do vậy, nếu nồng độ glucose trong máu càng cao thì lượng glucose gắn vào hemoglobin của hồng cầu lại càng nhiều và nồng độ HbA1c cũng sẽ tăng lên.

HbA1c nên ở mức bao nhiêu là tốt?

Nhìn chung, với người bình thường chỉ số đường huyết được cho là cân bằng tốt nếu HbA1c  nếu nhỏ hơn 6,0% và đối với người tiểu đường là < 6,5%.

Tuy nhiên với người mắc bệnh lâu năm hoặc đã có biến chứng tim mạch, biến chứng thận, việc kiểm soát HbA1c có thể nới lỏng hơn, khoảng dưới 8%.

Xét nghiệm HbA1c được thực hiện như thế nào?

Xét nghiệm HbA1c được thực hiện khá đơn giản, nhân viên y tế sẽ tiến hành lấy máu của người bệnh (thường ở tay), có thể lấy máu vào bất cứ thời điểm nào trong ngày chứ không nhất thiết phải nhịn đói hay sau khi uống dung dịch glucose… sau đó tiến hành đưa vào máy để phân tích và chờ kết quả. Tuy nhiên, do hạn chế về cơ sở vật chất nên nhiều các cơ sở y tế tuyến dưới vẫn chưa có phương tiện kỹ thuật để thực hiện xét nghiệm này.

Ý nghĩa của xét nghiệm HbA1c với người bệnh tiểu đường

Do HbA1c giúp đánh mức đường huyết “trung bình” trong vòng 3 tháng trước đó, do vậy nó còn giúp đánh giá hiệu quả việc kiểm soát đường huyết đối với người bệnh tiểu đường trong khoảng thời gian này.

Theo các nghiên cứu của Thụy Điển được công bố trong buổi họp thường niên của Hiệp hội Nghiên cứu Bệnh đái tháo đường Châu Âu (EASD) người bị đái tháo đường giảm 1% đơn vị HbA1c có thể giảm 50% nguy cơ tử vong trong 5 năm tiếp theo.

Theo một nghiên cứu khác với quy mô lớn được thực hiện tại Anh cũng đưa ra nhận định người bệnh tiểu đường type 1 và 2 giảm 1% đơn vị HbA1c sẽ giảm được 25% biến chứng mạch máu nhỏ (bệnh võng mạc, bệnh thần kinh tiểu đường, bệnh thận tiểu đường…) đồng thời giảm 19% nguy cơ về đục thủy tinh thể, 10% nguy cơ suy tim và 43% nguy cơ bị cắt cụt chi.

Xét nghiệm HbA1c giúp đánh giá đáp ứng của người bệnh tiểu đường với các phương pháp điều trị

Xét nghiệm HbA1c giúp đánh giá đáp ứng của người bệnh tiểu đường với các phương pháp điều trị

Vì tầm quan trọng như vậy mà với người bệnh tiểu đường, họ nên thực hiện xét nghiệm HbA1c 4 lần/năm. Thời gian này có thể giãn cách 2 năm/lần nếu đường huyết lúc đói khi kiểm tra trong những tháng liên tục nằm trong ngưỡng an toàn.

Hạ HbA1c bằng cách nào, có khó không?

Với người bệnh tiểu đường, chỉ số HbA1c hoàn toàn có thể được hạ thấp bằng những thay đổi nhỏ trong chế độ ăn uống, luyện tập, sử dụng thuốc cũng như các sản phẩm hỗ trợ kiểm soát đường huyết.

  • Thuốc điều trị: Thuốc điều trị là một phần không thể thiếu đối với người bệnh tiểu đường. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, từng giai đoạn mà các bác sĩ có thể cân nhắc cho người bệnh sử dụng loại thuốc và liều lượng thích hợp. Nhưng cần lưu ý rằng, yếu tố sử dụng thường xuyên và đều đặn đóng một vai trò rất quan trọng để thuốc phát huy tác dụng.
  • Chế độ ăn uống và luyện tập: Vận động thể chất thường xuyên, đều đặn, thực hiện chế độ ăn uống khoa học bao gồm việc giảm bớt thực phẩm chứa nhiều chất bột đường trong các bữa ăn, tăng cường các thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, đậu phụ, đậu xanh, đậu tương, đậu đen… là rất tốt để giảm mức HbA1C. Ngoài ra thì người bệnh tiểu đường cũng cần ăn giảm muối, hạn chế tối đa các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, chất béo để phòng ngừa nguy cơ về các bệnh tim mạch, huyết áp thước mắc kèm.

Giảm HbA1c bằng thảo dược thiên nhiên

Cùng với thuốc thì khá nhiều loại thảo dược như lá Xoài, Mướp đắng, Hoàng bá, Quế chi… cũng đã được chứng mình có khả năng giúp hạ đường huyết và giảm mức HbA1c một cách hiệu quả ở người bệnh tiểu đường.

Với sự phát triển của y học, hiện nay hoạt chất trong các thảo dược này cũng đã được chiết xuất để đưa vào công thức của các sản phẩm hỗ trợ dành riêng cho người bệnh tiểu đường tuýp 2.

 

Nguồn tham khảo

https://www.diabetes.co.uk/hba1c-test.html